Unbreakable confidence


307 73 991KB

Vietnamese Pages [60]

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

Recommend Papers

Unbreakable confidence

  • 0 0 0
  • Like this paper and download? You can publish your own PDF file online for free in a few minutes! Sign Up
File loading please wait...
Citation preview

GIỚI THIỆU

Pháp luật tạo ra cơ hội đồng đều cho mọi người tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc chỉ đến với những ai biết nỗ lực.” Benjamin Franklin Cuốn sách đang cần trên tay, có khả năng thay đổi cả cuộc đời quý vị. Những ý tưởng tôi sắp chia sẻ với bạn cũng là chuyện ai ai cũng quan tâm: làm thế nào có một cuộc sống đong đầy hạnh phúc? Ai lại không muốn chứ? Theo tôi, chúng ta đang tìm một hộp kẹo có tên là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì? Tìm nó ra sao? Trở ngại gì trên buớc đường đi đến đích? Giá trị nguyên thủy của nó? Và cần những hành trang gì? Thật ra hết sức đơn giản: chính bản thân các bạn là câu trả lời. Niềm hạnh phúc thật sự chỉ được nuôi dưỡng bằng chính thái độ nghiêm túc, ph m ch t, ước mơ và thành quả. Không những vậy, trong mỗi con người còn có bất mãn, cô đơn, và không muốn gắn kết là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho bất hạnh. Nếu bạn cứ giam mình trong khung cảnh đầy tiêu cực, tiêu cực như có thêm năng lượng lớn lên rất mau. Nghe có vẻ rập khuôn, nhưng đúng vậy đó bạn ạ! Đến đây bạn nên tự vấn, sao lạ vậy? Thông thường người ta không hiểu bản thân mình, rồi không một chút è dè tin rằng họ không có đủ tố chất để có được hạnh phúc. Trong họ đầy những chông chênh, hoài nghi và thiếu mục tiêu với những câu hỏi Mình là ai? Mục đích của mình là gì? Chúng ta lớn lên, có mấy ai quan tâm đến chuyện, hai muơi rồi ba mươi tuổi bản thân chúng ta ra sao? Làm cách nào kiếm tiền trang trải đời sống? Nghĩ lại hồi còn bé, tôi chỉ muốn làm nhân vật Pamela trong phim tập Dallas đi tìm anh chàng tên Bobby. Xin các bạn đừng phán xét gì nhé.

Hà Triệu

1

Năm tháng qua đi, chúng ta gặp trên đường đời vô số chuyện, tốt có, xấu có. Nếu là chuyện vui, hạnh phúc cũng chỉ thoáng chốc, đến giờ giải lao buổi chiều là quên hết (các nước phương tây, ở công sở làm việc có hai lần nghỉ giải lao trong ngày, sáng và chiều, ngoài giờ ăn trưa – ND). Nhưng nếu là chuyện không như ý gây khó khăn, chúng ta thấy tan nát đeo bám trong người giờ này qua giờ khác thậm chí mấy ngày sau hãy còn. Đó là đặc thù trong con người từ khi mở mắt chào đời. Những sự việc gây hại tạo ra ảnh hưởng rất xấu. Đời người không phải sinh ra để tránh những chuyện đó, mà cũng không thể tránh được như chết chóc, thuế má mặc nhiên tồn tại rồi chia phần công bằng cho tất cả. Nhưng chúng ta có cách của mình, nhìn sự việc cho đúng bản chất rồi rút ra bài học từ nghịch cảnh. Bào chữa hay tự kết tội chẳng bao giờ giải quyết được gì. Nếu bạn gục ngã, đánh giá tình hình không chính xác, trong bạn có thiếu hổng rất lớn đấy! Nhưng không sao, có ai mới sinh ra đã ý thức rõ bản thân, có tự tôn không gì lay chuyển hay có khả năng siêu hạng giải quyết những căng thẳng. Những đặc điểm đó không phải dễ mà có, nhưng nỗ lực là được. Có người chết đi mà chưa hề sống một ngày hạnh phúc, chỉ vì họ chẳng bao giờ nội quan nhận chân những vấn đề nội tại. Thay vào đó họ trách chính phủ trách hàng xóm trách trời đất trách công ty trách người Phoenice tạo chi ra đồng tiền... thôi thì đủ cả liệt kê sao cho hết. Bạn nghe thấy quen không? Thấy buồn cười không? Nếu bạn gật đầu cho cả hai câu hỏi, đồ chừng bạn không muốn thành thầy pháp hay lão ông lão bà chuyên bắt hàng trăm con ma một lúc. Gì mà khó ghê vậy! Rõ ràng bạn không phải là người quá ham hố, mà là dễ thỏa mãn để có hạnh phúc hay đạt được một cuộc đời đầy tự tin, tự tại như hằng mong. Làm sao đây? Yên tâm, tôi không để bạn tìm giải đáp một mình đâu. Mua cuốn sách này bước đầu tiên rồi. Xin nhắc bạn rằng, bước thứ hai và những bước kế tiếp khó hơn nhiều. Không sao, tôi luôn kề vai sát cánh bên bạn như kẻ đưa đường Virgil dắt Dante vượt qua chín tầng địa ngục (Virgil và Dante hai Hà Triệu

2

nhân vật trong trường ca Thần Khúc của nhà thơ Ý thời trung cổ Dante Alighiery – ND), tôi sẽ chỉ cho bạn thấy đâu là địa ngục hay thiên đàng trong chính con người. Bạn chỉ việc theo đúng hướng dẫn trong những chương sau là có thể tìm ra chướng ngại gì kéo mình lại hay những tố chất gì giúp ta đến cuộc đời như ý. Bạn có muốn sắp xếp lại cuộc đời mình không? Có chứ gì? Chần chờ gì nữa, giong buồm ra khơi thôi!

Hà Triệu

3

Chương 1 Tuổi thơ tôi cứ như sắp tận thế

Lúc còn là một bé gái, tôi luôn là công chúa thần tiên của bố. Có thể là vì được (có người cho là bị) bố nuông chìu mà tôi là người khái tính, không biết sợ, kiên quyết và tự tin. Nhờ tính cách như vậy nên khả năng thuyết phục người khác của tôi phát triển rất nhanh. Tôi nhận ra những quyết định dứt khoát có công hiệu bội phần hơn thái độ do dự. Môi trường học đường không khác nhau lắm giữa các em học sinh. Nếu so sánh với một đứa bé trung bình trong độ tuổi bảy hay tám, tôi đã phát triển tố chất tự ý thức được bản thân. Trong vốn từ của tôi không có từ “không thể”, bằng chứng rất rõ, đi nhà trẻ tôi đã được chọn đóng vai chính cho những vở kịch, rồi bạn nào cũng muốn chơi với tôi. Sau này, nhìn lại tôi như có je ne sais quoi – nét hấp dẫn không tả thành lời được, thu hút người khác, thầy cô tin tưởng. Xin nhắc lại, tôi vô cùng may mắn, thưở còn bé rồi sau này khi lớn lên chưa một lần trong đời nghe lời cản ngăn của cha mẹ. Họ luôn bảo nếu tập trung làm việc nghiêm túc đương nhiên tôi thành công và đạt được mục tiêu thôi. Bố mẹ không bao giờ phản đối dù đó là những ý định ngu ngốc nhất của tôi. Đôi lúc, khi gần gũi, bố mẹ nói nếu là tôi họ không hành động vậy đâu. Nhưng thường bố mẹ bảo nếu thấy mình có thiên hướng thì tôi cứ thử. Lên đến tuổi thiếu niên, mấy năm học ở trường lại khác hẳn mấy lớp trước đó, những điều bố mẹ dạy tôi ở nhà mới có dịp áp dụng. Dù vậy, khi gặp bế tắc, bố mẹ cũng không có bên cạnh để an ủi động viên. Năm lên mười lăm, vì một số lý do cá nhân tôi phải học trung học ở thành phố khác. Chuyển đổi như thế, khi chưa kịp có bạn mới, con trẻ thường rất buồn. Tôi càng buồn hơn vì đến thành phố đó một mình, không cha mẹ, không bạn bè, tiền bạc lại eo hẹp. Chưa lúc nào thấy bị bỏ rơi như lúc này. Trường đó là trường tư dành cho con nhà giàu, tôi là học sinh duy nhất học ở đó nhờ có học bổng. Hà Triệu

4

Chới với, không biết làm sao cho hết cô đơn. Tôi ngồi bàn đầu, xung quanh không bạn nào muốn ngồi chung. Không đủ tiền ăn trưa ở căn tin hết cả tháng, tôi tự tay làm bánh mỳ kẹp mang đi học ăn. Bạn bè cùng học ghét tôi ra mặt. Bạn đọc thân mến, bạn có thể hình dung tôi ăn trưa ở đâu, trong toilet, như Lindsay Lohan trong phim bộ Những Cô Gái Tầm Thường. Tình cảnh của tôi còn đáng thương hơn vậy nữa. Thế mà năm năm sau tôi thành hoa khôi trong buổi dạ vũ. Làm sao được như vậy? Tôi đã xuống tới đáy. Đau lắm khi bị ngã từ đỉnh cao đang đứng, tôi mất hết: ủng hộ của bố mẹ, không có được cảm giác an toàn khi ở nhà. Tôi chỉ muốn có lại mọi thứ, rồi than trách vì lỗi của bố mẹ mà gia đình ra nông nỗi, thân tôi lại phải chuyển đi xa xôi không ai gần bên an ủi khích lệ. Một hôm, thầy giáo chủ nhiệm báo có cuộc họp phụ huynh, mỗi học sinh phải có cha hoặc mẹ dự họp. Thầy bỏ qua tên tôi vì biết không ai đại diện. Đột ngột, tôi đứng lên như ai đó chứ không phải mình nữa, kiên quyết nói. - Em sẽ đi họp cho mình, thưa thầy. Từ giây phút đó, đời tôi như sang trang. Một sự thật không thể phủ nhận: người duy nhất mà tôi có thể dựa vào là chính tôi. Tôi là người tôi có thể thuyết phục đi theo hướng nào mà đúng với quan tâm và mơ ước của mình. Tôi phải bênh vực, tôn trọng hay yêu thương bản thân. Mọi thứ bắt đầu từ quyết định, từ chuyện đơn giản nhất: tôi muốn hay không muốn làm? Có người nghĩ tự tin là thiên phú hay chỉ cảm nhận được khi sẵn sàng gây hấn để vượt qua khó khăn trong đời. Điểm trừ, tự tin rất mỏng manh và chỉ thoáng qua nếu bạn không có một nền tảng vững chắc. Rõ ràng tự tin lúc đó còn rất ít, có khi mất hết luôn. Tự tin còn ở lại với bạn hay không tùy thuộc vào bạn có thấy mình đủ năng lực để gìn giữ nó. Điểm cộng là để xây dựng được một nền tảng vững chắc là chuyện hoàn toàn học được. Đừng bao giờ nghĩ chưa đến lúc hay quá trễ tràng rồi không tạo tự tin được nữa. Xuyên suốt cuốn sách này tôi sẽ hướng dẫn bạn. Hà Triệu

5

Mỗi một chương là một bước tôi trình bày cách xây dựng sự tự tin, cũng như chia sẻ với bạn kỹ thuật, cách thực hành và các trải nghiệm tốt nhất của tôi. Thiếu tự tin gây ra nhiều hệ lụy như sang chấn cho con trẻ, vấn đề trong độ tuổi đến trường và cảm giác thiếu an toàn nơi công sở làm việc...Nếu bạn có cảm giác như tôi từng gặp phải, sợ sệt, đơn độc đổ cả mồ hôi tay đi như chạy ra khỏi tiệm không kịp mua món đồ như dự định, chỉ vì người bán hàng cộc cằn, thô lỗ thì đúng lúc phải tự soi gương rồi đấy. Những chương đầu, chúng ta NHẬN ĐỊNH những vấn đề gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày và tự trọng trong ý thức, tiềm thức. Tôi sẽ chỉ cho bạn các mẹo nhằm KHỐNG CHẾ những vấn đề ấy. Khi bạn và tôi tiến vào sâu trong cuốn sách, bạn sẽ đối đầu với con người thật và các khuynh hướng của chính mình. Đến lúc ấy tôi tiết lộ các GIẢI PHÁP nhằm giúp bạn tìm thấy hướng đi đến cuộc đời mà bạn hằng mong đợi. Tôi sẽ giúp, sẽ là cây nạng cho bạn. Nhưng đừng quên bạn cũng phải tự tập đi, không tuyệt vời sao? Bạn tự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn hẳn mười phút trước rồi đấy. Bạn tự quyết định, tự tìm đến cuốn sách này để làm hoa tiêu cho chính câu chuyện của mình. Ôm chặt lấy nó nhé.

Hà Triệu

6

Chương 2 Tự tin là gì

Về phương diện tâm lý, tự tin là trạng thái tinh thần chúng ta tin vào khả năng, sự phán đoán và tin rằng chúng ta có thể đáp ứng được các yêu cần có từ thử thách trước mặt. Không biết người khác nghĩ tự tin là gì, tôi hỏi một số người xem họ định nghĩa ra sao, đây là một số câu trả lời Chị A: ừm.... tôi không định nghĩa được. Có người nói với tôi là họ tự tin song chắc họ không có, người khác lại nói lúc này thì có lúc khác lại không. Chẳng ai dám chắc là có tự tin suốt đời. Anh B: tôi không biết nữa, câu hỏi hay đó. Tự tin là khi hành động mà không phụ thuộc vào người khác. Tôi... tôi không biết đúng thế không. Tôi chỉ tình cờ biết họ. Và tôi có thể mô tả họ khách quan, chị A, rất quảng giao, có công việc tốt, ý chí mạnh và không ngại bảo vệ cho ý kiến của mình trước đám đông, nhưng chị lại không thấy ổn trong các khoản khác trong đời sống cá nhân như quan hệ và tự biết ưu điểm, nhược điểm của mình. Ở anh B lại thể hiện rõ tính thiếu ổn định. Anh luôn im lặng, lúc nào cũng sẵn sàng xin lỗi chỉ vì còn nhúc nhích – còn sống. Anh muốn làm nghệ sỹ nhưng lại sợ không có khả năng. Đôi khi trình diễn cho bạn bè xem nhưng không có gan tiến xa hơn một bước. Lúc nói chuyện, cả hai người hai tay nắm hai vào nhau, chân chéo qua. Chị A hỏi tôi có ghi chú lại không, tôi trả lời có khả năng tôi sẽ ghi lại, chị liền mang bộ mặt của người đang dự cuộc phỏng vấn xin việc rồi trả lời câu hỏi của tôi theo hướng mà chị nghĩ tôi muốn nghe. Anh B lại giữ giao tiếp bằng ánh mắt với tôi cho đến khi anh thú nhận mình không biết tự tin là gì. Tôi hỏi thêm câu khác. Thế anh/ chị có tự tin không? Hà Triệu

7

Chị A: tôi không biết trả lời sao nữa. Nếu về chuyện chuyên môn công việc, thì có thể... nhưng sếp mà không hài lòng thì tôi không tự tin rồi, nếu chị hỏi tôi ngoại hình hay ý kiến các đồng nghiệp về tôi thì tôi thấy mình tự tin...rõ ràng bạn bè tôi cứ nói vậy cho đến lúc tôi bắt đầu hẹn hò, tôi chưa tìm được anh chàng nào ưng ý hay có quan hệ tốt đẹp. Tôi không biết tại sao nữa. Anh B: không, tôi biết là mình không tự tin, nhưng không thay đổi được. Tính tôi nó vậy từ lúc nhỏ đến giờ. Tôi muốn làm diễn viên lắm, nhưng chỉ là ngu dốt. Bao người muốn làm diễn viên, họ có khả năng hơn tôi nhiều. Ba mẹ tôi đúng đó, chuyện đó là không thể, đầu óc tôi dốt nát lắm... Chị A ngạc nhiên khi tôi hỏi, vì chị chưa bao giờ nghĩ đến chuyện mình có tự tin hay không. Chị đỏ mặt, ngập ngừng một lúc, rồi trả lời như vậy, khi nói chuyện về chính mình chứ không phải chuyện chung chung nữa chị bỗng bối rối. “Rõ ràng” theo những gì chị nói, tôi chẳng thấy rõ ràng chút nào. Theo đó, chị không có khái niệm, trong chị đầy vẻ bất ổn và vì thiếu tự tin, chị hay nghe ý kiến của người khác về mình để xây lên vẻ tự tin giả tạo. Chị không có được quan hệ nào cho ra hồn với nam giới vì chị chưa bao giờ thử nghĩ xem hành động và phản ứng của mình có phù hợp hay không. Song chị vẫn tự nhận là tự tin. Nguy hiểm nhất là tự đánh lừa. Những người thông thái có cả hàng kho vũ khí để tự giải thích. Chị cố gắng đánh lừa cả chị lẫn tôi. Cũng có thể chị biết mình có vấn đề nhưng cố gắng không để ý đến nó; trong đời sống hàng ngày chị TỰ BÀO CHỮA và GIẢI THÍCH vì sao chị hoàn toàn bình thường như thể vẻ bất an chỉ xuất hiện khi chị bị sếp khiển trách. Lại nữa, ý kiến đồng nghiệp đầy ra đó, chị chọn phương cách quét mấy vấn đề của chị vào dưới lớp thảm. Lớp thảm nhiều màu sắc, có vẻ sạch lắm nhưng khi bạn vô tình nhảy lên, bụi sẽ tung cả lên. Anh B không có vấn để gì về chuyện thừa nhận mình không tự tin. Anh biết rõ con người mình. Cho đến lúc đó, anh vẫn không làm gì để thay đổi tình hình cả. anh có ước mơ nhưng không chờ đợi gì. Anh cũng tự bào chữa, “hồi nhỏ tôi đã vậy.” Thêm vào đó anh lại chịu ảnh hưởng ý kiến không chấp nhận của cha mẹ. Hà Triệu

8

Trong vòng mấy giây mà anh tự nhận ngu dốt đến hai lần – đó là dấu hiệu rất rõ cho thiếu tự tin. NGUYÊN NHÂN đã được xác định, HẬU QUẢ đã được chấp nhận. Anh có đủ cái anh cần để bước ra khỏi rào cản tự hủy diệt, tự làm mình thất bại để tự phát triển, nhưng KINH NGHIỆM TRONG QUÁ KHỨ và NỖI SỢ HÃI cứ lôi anh đứng lại. Bạn nghĩ gì về tự tin? Đó chính trạng thái tinh thần, một điều kiện kiểm soát hết ý thức của não bộ. Tôi cũng có thể nói rằng tự tin là một bài phát biểu trôi chảy, một dáng đứng thẳng lưng, một nụ cười trung thực, một chiếc áo đỏ... Cái chung của những đặc điểm đó là HẤP DẪN. Khi một người biết chắc mình đang nói gì có dáng điệu đĩnh đạc, khoan thai. Theo tôi đó chính là người tự tin, tự chủ và biết mình muốn gì. Làm thế nào bạn thành người như vậy. Những chương kế ta sẽ bàn tiếp.

Hà Triệu

9

Chương 3 Tội Lỗi Sa Hỏa Ngục Thứ Tám: thụ động

Bất an bộc lộ ra ngoài mà ta có thể cảm nhận được. Trong thế giới này nó hoàn toàn hữu hình. Không tốn nhiều công sức, chỉ cần nhìn qua, tôi cũng có thể nhận ra ngay ai là người thiếu tự tin, nhưng nếu tôi mất tập trung, họ sẽ hòa lẫn vào đám đông ngay. Có người biết rõ mình có vấn đề, ví như anh B ở chương trước. Tạm gọi là thụ động rên rỉ. Những người khác như chị A tạm gọi là thụ động vô ý, những người hoàn toàn không biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi không có ý xúc phạm ai, đôi khi cần lắc mạnh vậy họ mới nhận ra chuyện gì đang diễn ra với họ. Đây là ví dụ vài mẫu người và phát biểu tương ứng. Thụ động rên rỉ: tôi mập quá, nhìn mình mà tôi thấy phát ngán. Đời sao mà bất công với tôi. Thụ động vô thức: tôi thua nữa rồi, không biết sao nữa. Có thể ý kiến của X đúng đó: tôi chỉ là người thất bại. Tôi làm gì ra thế này nhỉ? Sao lại vào tình huống này nữa không biết? Cả hai đều là rên rỉ, nhưng ít nhất thụ động rên rỉ biết vấn đề là gì. Tôi chẳng có định kiến gì vời người thừa cân, có người hoàn toàn bình thường vì chỉ trên chỉ số chiều cao cân nặng chút đỉnh, nhưng cứ hể không thoải mái về trọng lượng của mình thì đó là vấn đề. Thấy không? Khổ sở về tính cách về nhân dạng của mình (không may đây lại là điểm chung của loại người cảm giác bất an) sẽ gây hại đến tinh thần, dáng vẻ và cả sức khỏe của bạn. Bạn phải làm sao? Thì thay đổi đi. Câu trả lời đơn giản đến độ buồn cười phải không? (thật ra khó lắm đấy) nhưng còn cách nào khác đâu. Nhưng làm sao? Dạng người thụ động vô thức có một lợi thế hơn loại kia là họ biết cái gì làm cho họ có cảm giác bất an. Họ có thể bắt đầu hành trình cho tự chấp nhận, tự nâng cao giá trị và phát triển cá tính ngay khi họ vào cuộc. Hà Triệu

10

Chấp nhận khiếm khuyết, dù nó có là gì (hay do bạn tưởng tượng ra) và hàng ngày nhắc lại với chính mình rằng tôi biết mình bị như vậy, nhưng tôi yêu bản thân mình và gắng hết sức để thay đổi. Rồi thay đổi thôi. Bạn có vấn đề về cân nặng, thôi đi, chúng ta sống trong thời đại với đủ loại chế độ ăn uống!! Thiếu gì chọn lựa giúp bạn lấy lại vóc dáng. Một chị bạn thân của tôi thừa cả hai mươi ký lô, ở cơ quan, chị bị chế nhạo không ai muốn gần. Chị sa vào nghiện rượu, tôi biết tinh thần chị xuống đến điểm hạ. Chị gặp bạn bè hỏi ý kiến. Dĩ nhiên bạn bè thực tâm muốn giúp, nhưng chẳng kết quả gì vì chị cứ tự than thở hoài. Một hôm, chị bảo tôi chị bắt đầu thực hiện chế độ ăn kiêng. Ba tháng sau chị giảm được mười lăm ký lô. Chị ngưng không uống rượu nữa, rồi như tỏa sáng. Bạn ở công sở, mọi người ngưỡng mộ tính nhẫn nại ở chị, chị như có thêm động lực. Riêng tôi, lại rất nể chị ý chí và quyết tâm. Thay đổi là chìa khóa giải quyết vấn đề mà ta đã nhận ra mình mắc phải. Bạn không thay đổi hay đã tiến hành nhưng lại bỏ cuộc nửa chừng. Đơn giản là bạn chưa đủ đau để đi đến cùng. Người thụ động vô thức lại ở tình thế khó khăn hơn vì họ không biết được nguyên nhân tại sao mình khổ sở. “Cũng yên tâm, bạn đang có cuốn sách trong tay. Qua từng chương tôi mở ra những chiếc hộp Pandora thần bí có chứa nhiều lý do ẩn chứa bên trong. Điểm tích cực, trong sâu xa, bạn ý thức được có cây kim chơi trò trốn tìm dưới đáy biển, những mãi đến giờ bạn chọn biện pháp không để ý đến cây kim, đang dùng phương pháp của bà Scarlet O’Hara “ngày mai lại thêm một ngày nữa” bạn cứ vậy, ngày lại ngày rồi hết đời mà không cho mình lấy một cơ hội nhấm nháp hương vị hạnh phúc, một cuộc sống không có bóng ma. Nếu bạn tự xếp mình vào loài rên rỉ, đừng vì thế mà nghĩ bị bỏ mặc. Bạn cũng có phần trong cuốn sách này. Thường những vấn đề đó rất phức tạp, và chỉ giải quyết những vấn đề phức tạp nhất không thể biến bạn thành con người vô cùng Hà Triệu

11

tự tin hay miễn nhiễm trước thói độc ác của thế giới này. Cả một quá trình bạn mới có được chiếc áo giáp của chú ong thợ. Tôi cam đoan đi cùng bạn cho đến đích. Còn nếu bạn là thuộc nhóm vô thức muốn biết thực sự mình có vấn để không, thử thế này nhé: sờ bàn tay của bạn, nếu bạn thấy có mồ hôi và lạnh, phần nào đó cuốn sách này khởi động được bạn rồi đấy. Phản ứng đó từ cơ thể cho thấy trong bạn có cảm giác bất an và sợ hãi.

Hà Triệu

12

Chương 4 Những thói quen xấu giam cầm bạn bằng cách tự lừa dối.

Những người có cảm giác bất an hay có khuynh hướng tự lừa dối mình và người khác. Ví dụ như khi tôi hỏi một số người cảm thấy thế nào, câu trả lời thường là “tôi thấy vui vẻ” nhưng trong giọng nói hay ngôn ngữ lại nói lên điều ngược lại, tôi không tin lời họ. Rõ ràng họ đang dối tôi (ít nhất là vậy đấy) bạn có hay hành xử như vậy không? Sao vậy? Bạn đang cố thuyết phục ai? Người đặt ra câu hỏi hay chính bạn? Ngạn ngữ có câu: gieo thói quen gặt tính cách. Trong trường hợp này sự thật tai hại đó là hiển nhiên vì rằng bạn đã gầy dựng cả một hế thống bảo vệ có luyện tập ngấm sâu vào cơ thể bạn, hệ thống đó chẳng làm gì để giải quyết vấn đề cho bạn cả, mà chỉ như thuốc giảm đau làm giảm triệu chứng. Đó là hạnh phúc đỉnh cao mà bạn có thể đạt được, bạn cũng không thể thuyết phục người khác rằng ta đây có được hạnh phúc mà mọi người đang phải ganh tỵ. Khi bạn tham gia vào quá trình tương tác xã hội, bạn sẽ gởi một bức tranh lớn dưới dạng tín hiệu đến những người khác. Lời nói cũng là thông điệp bạn gởi đi. Nếu nội dung lời nói không tương thích với yếu tố khác như là ngữ điệu, cường độ, âm lượng người khác sẽ xem đó như là dấu hiệu bạn không tự tin và thiếu trung thực. Nếu bạn mới vừa được giới thiệu với người bạn đang nói chuyện, người đó xem bạn là người tầm thường yếu đuối, nếu bạn lại thêm thiếu thành thật và cố làm người khác hiểu lầm. Theo tôi toàn là điểm trừ. Tự lừa dối làm cho nhiều vết thương chảy máu. Nó không giúp gì cho bạn hay quan hệ xã hội. Trước sau gì người ta cũng biết, những người có phong thái tự tin sẽ cảm nhận được người họ đang đối diện thiếu tự tin và đang có mưu mô. Quay lại câu ngạn ngữ: gieo thói quan gặt tính cách. Đương nhiên, ai cứ lặp đị lặp lại hành động nào đó, sau một thời gian nó sẽ trở thành tính cách, sau này

Hà Triệu

13

chỉ thể hiện một cách vô thức. Bất kỳ ai thực hiện hành vi dối trá với mình hay người khác lâu dài đều trở thành tính cách. Giải pháp cho vấn đề nằm trong túi bạn. Để tôi giải thích nhé, tôi sẽ dùng chuyện ngụ ngôn nổi tiếng Cái Hang của nhà triết học Plato. Chuyện kể rằng rất nhiều người ngồi trong hang trước đống lửa, cái thế giới mà họ biết chỉ là bên trong cái hang. Giả sử, bạn là một trong những người đó cảm nhận lửa quá nóng hay vô tình ra khỏi của hang rồi thám hiểm thế giới bên ngoài. Bên ngoài làm cho bạn sợ, đúng không nào? Nhưng một khi ra đến bên ngoài, vẻ đẹp tuyệt vời của những cánh đồng hay cảm nhận được ánh nắng mặt trời đang sưởi ấm làn da của bạn. Và vì cả đời ở dưới hang, mắt bạn rất yếu khó điều chỉnh theo ánh sáng rực rỡ của ban ngày, bạn phải nheo mắt lại. Vạn vật chung quanh rất đẹp nhưng làm mắt bạn đau nhức khi nhìn. Bạn có hai lựa chọn. Bạn chọn ở lại ngoài hang để ánh nắng sưởi ấm thay cho đống lửa trong hang, để cho mắt điều chỉnh quen dần, rồi sẽ có cơ hội học hỏi hiểu biết thêm về cái thế giới với bao cái đẹp cái kỳ diệu bao quanh. Hay bạn có thể chọn trở về cái hang đó thấy thoải mái, an toàn hơn. Dĩ nhiên cái hang không còn như trước nữa. Vì đã thưởng ngoạn cái đẹp của thế giới rộng lớn ngoài kia, khi ngồi lại bên đống lửa, bạn biết sau cái hang tối tăm, ẩm thấp có một sự sống khác. Dằng xé day dứt đầu óc bạn mãi không thôi. Thay đổi bắt đầu khi bạn ý thức được thói quen xấu của bản thân và thấy không thoải mái với thói quen đó. Không cần ẩn dụ nữa, bạn mua cuốn sách này có nghĩa bạn nhận ra mình đang có vấn đề. Thời điểm quan trọng giác ngộ này có thể là do cảm hứng từ người khác, gặp cú sốc do thất bại, mất người thân hay chỉ đơn giản là quyết định cá nhân vì thấy rằng cuộc đời mình đang sống không phải là thiên đàng mà đích thị là địa ngục và bạn là Ceberus chắn lối rút lui của chính mình. (Trong thần thoại Hy Lạp, Ceberus là con chó săn ba đầu canh cửa địa ngục. Con vật này cho linh hồn người đã chết vào và không để bất kỳ ai trở ra – ND) Hà Triệu

14

Bạn có biết bao nhiêu người sống trong dối trá hay tự giam mình trong hố phân không? Dĩ nhiên hôi thối khó chịu, nhưng (họ nghĩ) ít nhất họ biết rõ chỗ trú ẩn đó và nó sưởi ấm cho họ. Họ cứ bơi trong cái thế giới ảo sai lầm (dù không ưa gì cái thế giới đó) rồi quen dần với nó. điều khó nhất là làm sao nhìn quanh rồi la lên: trời đất, toàn phân không, tôi không muốn ở đây nữa! Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu nhận ra vấn đề mà không làm gì có nghĩa là họ sống trong địa ngục của đàn áp của nhục mạ một cách vô thức. Bạn đâu phải là con người như vậy! Bạn vừa mới quyết định không còn là con người đó nữa và phải thay đổi. Làm gì bây giờ? Đương nhiên, việc đầu tiên là phải leo lên khỏi hố phân – bước đại nhảy vọt đấy! Bạn là nhất rồi. Người bạn toàn mùi phân, ở dưới đó lâu quá rồi mùi hôi thối ảm sâu vào da thịt. Gột rửa thôi, lần đầu tiên thấy mặt trời mắt bạn đau nhức quá. Lại sai lầm, nhiều người nghĩ chỉ cần tắm rửa chút đỉnh, tróc ít da ra là xong, đâu đơn giản vậy. Đó chỉ là giải pháp cho bạn thư giãn tạm thời, để có một cơ sở vững chãi lâu dài tốn phí thời gian hơn nhiều.

Hà Triệu

15

Chương 5 Bước một: nhận diện, chấp nhận và phá bỏ thói quen

Đây là phần khó nhất. Công nhận là một buớc to lớn. Bạn phải đào sâu và đối diện với chính mình trong bối cảnh thực tế ảm đạm. Bạn nghĩ gì về chính mình? Thừa nhận tố chất kém, nhiều sai sót. Không phải là thứ mà gia đình và bạn bè vẫn nhìn thấy hay những người khác thường nghĩ về bạn, bạn thấy sao? Một cái nhìn khách quan bên trong chính mình, chắc bạn cho là một khái niệm chính thống gì gì đó to lớn lắm, như không đó chỉ là một bước cấp thiết phải có. Lớn chuyện đây. Người ta nói về chất lượng như ý thức, tự biết mình, rồi niềm tin cứ như những khái niệm đó rõ ràng rành mạch lắm vậy nhưng sự thực họ có hiểu chúng là gì đâu. Nhiều người mua cả lố sách nói về niềm tin vì nghĩ rằng đọc hết cái đống sách ấy, họ sẽ tỏ tường mọi thứ. Có lúc tìm thấy gì phù hợp với cuộc đời của họ, họ cảm khái kêu trên “trời đất ơi, đúng là đây rồi” lật vội đi tìm chỗ khác. Ý thức chỉ được định hình nếu bạn bắt đầu nghĩ về nó. Đầu tiên bạn nên nghĩ về những thói quen tốt và khiếm khuyết của chính bạn. Rồi đứng lên nói lên thành tiếng “đó là tôi, tôi là người vậy đó” như tuyên bố sự thật chứ không phải để tìm kiếm lời khuyên. Nghe đau lắm Bạn có thể mở mắt ra, đau không? Bạn bị gãy xương rồi bó bột bao giờ chưa? Sau khi cắt bột, phần cơ thể vẫn còn yếu vì nhiều tuần rồi không cử động. Bạn cứ chờ đợi sau khi tháo bột cái tay hay cái chân gãy sẽ hoạt động bình thường như trước, nhưng không, cần có thời gian cho đến khi bạn điều khiển nó như xưa. Y hệt vậy, bạn đã vùi đầu dưới cát mười, mười lăm năm rồi, cứ như bị mù, nay mới hé ra một chút làm mắt đau nhức quá. Vậy nên cần thú nhận mở mắt ra làm bạn đau lắm. Hà Triệu

16

Hầu hết đến giai đoạn này là bỏ cuộc vì sợ đau, hay sợ thất bại. Hàng loạt câu hỏi “nếu... thì sao?” hàng loạt tình huống gây ra thất bại nên họ quyết định ngưng, vùi đầu lại xuống cát. Bạn có vậy không? Tôi biết là không. Bạn tốt hơn mấy người muốn mù nhiều! Bạn đi tiếp thôi. Ngay sau quá trình nhận diện đời sống thiếu niềm tin, sẽ là gì? Sau cái đau (hay ngay trong lúc bị đau) bạn nhắc lại từng cơ hội một mà bạn đã bỏ lỡ, từng khả năng mà bạn không chớp lấy hay thời gian bạn đã phí phạm. Ghi nhận mấy bài học đó và hứa không bao giờ tái phạm. Nhưng đừng tốn quá nhiều thời gian khóc thương cho quá khứ bị phí phạm. Bây giờ là hiện tại, hãy bỏ quá khứ lại sau lưng, hành động ngay bây giờ để cải thiện tương lai. Chấp nhận cái đau đó là con quái vật cần thiết cho sự phát triển. Hãy hiểu rằng không chỉ hạnh phúc mà cả nỗi đau cũng làm chúng ta có cảm giác đang sống. Những ảnh hưởng do nỗi đau đó gây ra trong quá khứ, giờ bạn có nhiệm vụ rút ra bài học. Hãy chấp nhận điều gì cũng có chỗ đứng trong đời sống này, như ánh sáng và bóng tối vậy. Theo tôi, bước kinh khủng nhất bạn có thể làm được sau khi chấp nhận sự thật về mình là mang hết nói với bạn bè nhằm để bạn bè xác nhận. Một phần là vì họ không khách quan, một phần là vì (theo luật ngưu tầm ngưu mã tầm mã) họ chẳng khác gì trước khi bạn thức tỉnh, họ chỉ cho bạn ý kiến phản hồi thiếu trung thực. Nếu bạn muối nói hết cho ai đó nghe, hãy chọn mặt gởi vàng, với những người không thiên vị, có hiểu biết và đáng tin cậy. Chuẩn bị nhận thêm đau thương. Bạn đang bắt đầu nhìn thẳng sẽ nhận ra bạn bè không tốt đẹp như bạn vẫn tưởng, rằng là họ cũng đang bị mù, đang đưa cuộc đời vào chỗ sai lầm. Đừng chế nhạo họ, đừng chỉ trích họ là ngu dốt, đơn giản họ đâu có hỏi ý bạn. Bạn phải biết rằng họ đã chuẩn bị đẻ mở mắt đâu. Đây là quá trình khai thị từ bên trong. Mặt khác, chỉ nên cho họ thấy những ví dụ tích cực để giúp họ. Và chỉ khi họ lên tiếng hỏi bạn mới cho ý kiến. Nhưng vì trung thực là thứ vũ khí nguy hiểm nên phải hết sức thận trọng khi dùng. Nếu quá ngay tình, bạn như làm họ bị Hà Triệu

17

ngộp thở trước khi bắt đầu. Tốt nhất là nên hỏi họ một số câu hỏi để họ tự trả lời. Khi nhìn thấy rõ ràng mọi thứ và cái đau đã giảm hẳn, bạn hít thở thấy nhẹ nhàng hơn. Cơ thể lại tràn đầy năng lượng; bạn lại muốn đi xa hơn trên bước đường tự khai phá mình, bạn sẽ bắt đầu nhận ra đức tính tốt và khiếm khuyết, đừng sợ, hãy chấp nhận. Từng chi tiết của bạn là kết quả của quá khứ. Và bạn của tương lai là kết quả của ngày hôm nay. Bạn đã có thể vẽ ra chân dung của con người tương lai cho chính mình. Tố chất gì bạn muốn sở hữu và những điểm gì bạn muốn giảm thiểu trong hành động? Nếu bạn tiếp tục cuộc hành trình, tôi xin hứa bạn sẽ là con người ấy.

Hà Triệu

18

Chương 6 Trò chơi của cảm giác tội lỗi

Những yếu tố nội tại lớn nhất nào níu giữ không cho bạn tiến lên? Chúng ta đã nói đến hai yếu tố: thụ động làm cho bạn trì trệ và thói quen xấu gây ra hành động phương hại đến bạn. Cả hai loại hình hành vi này dễ dàng ru ngủ rồi giam bạn trong miền dễ chịu đó. Tuy nhiên loại xúc cảm nội tại thứ ba, mặc dù không tạo cảm giác dễ chịu nhưng lại tác hại còn lớn hơn cho tự tin của bạn đó là cảm giác tội lỗi. Theo chuyên gia tâm lý Freud, cảm xúc tội lỗi do cái siêu tôi (theo ông nhân cách gồm ba yếu tố cấu thành: nó, tôi và siêu tôi – ND) gây ra nhằm thay đổi hành vi của con người. Tâm lý gia tiến sỹ E. Kubany định nghĩa: “cảm xúc tội lỗi là loại cảm xúc tiêu cực, tạo ra do niềm tin rằng người đó nên có suy nghĩ, xúc cảm hay hành động khác đi.” Tôi in đậm chữ niềm tin nhằm nhấn mạnh cảm giác tội lỗi không phải là không thể tránh được hay là bẩn sinh, nó chỉ là niềm tin. Bạn chọn cách tin công năng của nó. Ai đó thường xuyên ăn năn sẽ làm quen và rồi qua việc thực hành biến nó thành thói quen xấu. Thói quen xấu này rất khó chịu. Làm thế nào chúng ta tích lũy cảm xúc tội lỗi trong đời mình. Quá trình này bắt đầu khi ta chỉ là đứa trẻ con. Ai sinh ra cũng đều thánh thiện, nhân cách hình thành do ảnh hưởng của môi trường sống. Con trẻ đều muốn được yêu thương. Nếu được cha mẹ và môi trường cho tình yêu, và sự khích lệ, các em sẽ thành những con người có thái độ hướng thiện và tích cực. Nhưng nếu lớn lên trong môi trường đầy xét nét, roi vọt, sản phẩm sẽ là những con người nhút nhát, khó gần và có khuynh hướng tự hành hạ mình. Con trẻ vốn không biết sợ và xấu hổ. Các em thích cóc nhái, rắn rết; ăn, khóc tiểu trước ngay trước mặt người khác, nhưng nếu chứng kiến mẹ la hoảng khi

Hà Triệu

19

thấy con ếch hay thấy bố nhăn mặt không thích khi ăn rau, các em bắt đầu không thích những thứ đó và sao lại cho hành vi của mình. Cha mẹ đóng vai trò làm mẫu cho các em noi theo trong những năm tháng đầu đời. Qua thái độ yêu thương, con cái sẽ có cảm giác an toàn, nhưng nếu bị la rầy đánh mắng cảm giác an toàn ở các em không còn nữa. Thái độ giận dữ của cha mẹ, các em sẽ diễn dịch đó là thiếu tình yêu và không an toàn. Lớn lên, các em cố gắng trành né những tình huống bị phạt để “không mất đi tình yêu lần nữa,” hay vẫn làm nhưng nói dối kết quả là cảm giác ân hận. Uy hiếp tình cảm cũng tạo ra cảm ra cảm giác tội lỗi lúc đang bị trừng phạt. “Con thấy chưa, bà làm biết bao thứ cho con nấu nướng, giặt giũ. Con trả ơn bà vậy đó hả?” trời đất ơi, tôi nghe không biết bao nhiêu lần bà tôi la như vậy, cầu mong cho bà yên nghỉ, chỉ vì tôi về nhà trễ mười phút. Thế rồi tôi rất đúng giờ, giữ thói quen cho đến nay luôn tôn trọng thì giờ của người khác, nhưng tôi đã có khoản thời gian khó lắm mới bỏ được cảm giác tội lỗi. Sau này, khi thành người lớn, sợ hãi và cảm giác tội lỗi sẽ được nâng lên mức cao hơn trong nhân cách. Nếu muốn làm gì đó trước giờ chưa từng biết, nhưng thấy mâu thuẫn với giá trị của cha mẹ hay người thân, họ sẽ thôi không muốn thử nữa và lúc nào cũng có lỗi với chính mình. Hay họ cứ thử rồi thấy có lỗi với người thân. Cảm giác tội lỗi luôn có mặt trong mọi quyết định. Nếu chúng ta lớn lên lúc nào cũng thấy bản thân không được tốt đẹp, cảm xúc đó khi không thực hiện được mong đợi của mẹ cha hay xã hội. Sợ thành người tầm thường, sợ bị so sánh trở thành nỗi ám ảnh. Đến chương 8 tôi sẽ nói sâu hơn về vấn đề này. Có lần đang nói chuyện với một người bạn thân về cảm giác tội lỗi rồi chuyển dần sang đề tài thấy có lỗi khi từ chối. Chị bảo tôi, lúc nào cũng cảm thấy áy náy khi làm ai đó thất vọng dầu họ chẳng hề thân thiết gì với chị. Tôi biết chị có vấn đề khi phải lắc đầu. Chỉ chỉ nói không nếu chị PHẢI làm theo quy định chặt chẽ nào đó. Những người như thế luôn có cảm giác tội lỗi khi từ chối yêu cầu

Hà Triệu

20

hay đặt quyền lời của mình lên trên người khác. Nguồn gốc của hành vi này là do thiếu tự tin và không biết tôn trọng chính mình. Nếu bạn là người như vậy, yên tâm. Cứ theo hướng dẫn của cuốn sách rồi bạn sẽ không còn vấn đề trong tương lai khi phải nói không. Nói không là chuyện hoàn toàn bình thường. Đừng có thái độ thô bạo, chỉ đơn giản nói không. Không cần biện minh cho hành động của mình, nhưng nếu làm vậy bạn thấy thoải mái hơn với bạn bè hay bất kỳ ai, chỉ cần nói là không phải lúc vì bạn bận việc này việc kia rồi. Rồi họ sẽ hiểu thôi vì cũng đã gặp chuyện tương tự. Còn ai không hiểu thì có đáng gì mà bạn phải hy sinh. Nếu bạn muốn nói không nhưng chưa biết cách, thì đây là bài tập của tôi sẽ giúp bạn. Khi rảnh rỗi và muốn phát triển thêm kỹ năng, bạn nghĩ ra tình huống có ai đó yêu cầu bạn giúp rồi lịch sự làm họ thất vọng. Nhớ đứng trước gương khi thực hành nhé. Làm sao bạn chiến thắng được cảm giác tội lỗi. Đơn giản quá phải không. Chiến thắng không thể có cho đến khi bạn đi đúng hướng đến thành công. Càng hiểu được chính mình với đầy đủ giá trị, và phẩm chất, bạn càng thấy không cần thiết hay thật bất công khi tự hành hạ bằng cảm giác tội lỗi. Nếu bạn đã có được thăng bằng và hòa hợp giữa cái ta và hành động thì mong đợi của gia đình của bạn bè không còn nghĩa gì nữa. bạn chỉ quan tâm đến con đường mà bạn xem là phù hợp và đúng cho mình. Bạn phải tự đi trên con đường của mình chứ không phải con đường của mẹ hay của sếp.

Hà Triệu

21

Chương 7 Nhận biết – chấp nhận thực tế

Tôi không có khiếu lắm trong việc liệt kê, nhưng khi tinh thần xuống đến điểm hạ tôi thường lấy giấy bút ra rồi viết ra những điều mình thích và không thích. Bạn thử xem nhé: chia tờ giấy thành bốn phần. Hai phần trên: 1. Ghi ra những tố chất của chính mình mà bạn ưng ý nhất, đừng xua tay lắc đầu vậy, chắc chắn là có mà, cứ viết ra bất cứ thứ gì vụt hiện ra trong óc bạn. 2. Giờ tới khuyết điểm nhé, phần này dễ hơn phải không? Nhưng nhớ đừng cường điệu. Tôi biết bạn đâu phải là người “ích kỷ nhất thế giới” mà cũng không phải là người có “cái mũi to quá khổ.” Tập trung, đừng tự khen thái quá hay tự đánh giá thấp mình thậm tệ, cố gắng quân bình quân số đôi bên. Đó chỉ là bài tập bình thường thôi. Đến phần dưới, đây mới là phần có tác dụng tăng điện thế cho ưu điểm của bạn. 3. Viết ra những việc tốt bạn đã và đang làm. Khi liệt kê những tố chất của mình người ta hay có khuynh hướng tập trung vào làm thế nào để loại bỏ những tố chất mang tính tiêu cực. Tôi lại nghĩ tập trung vào các tố chất tốt cũng quan trọng và hữu ích không kém. Bạn có những bước chân khoan khoái trên con đường tự chấp nhận, tự khám phá bản thân đầy chông gai, nếu như bạn có được những phản hồi tích cực cho mình hàng ngày. Còn gì dễ hơn nếu chúng ta dùng mấy khẩu súng của mình đã lên đạn sẵn? Nhận ra mình là người hữu ích, ráng giúp người thêm nữa. Không phải chỉ dành cho mấy người sẵn sàng đón nhận lòng tốt của bạn, mà cả lão già khó ưa kia đang cần có người dẫn qua đường hay mang hộ túi đồ tạp hóa mới mua. Quà cho bạn là nụ cười cám ơn, nếu đó là thứ có giá trị với bạn, bạn sẽ thấy vui lắm. Bạn bước qua lằn ranh rồi đấy, kết nối được với cả những kẻ lạ mặt rùng rợn.

Hà Triệu

22

Nếu bạn thích đôi mắt của mình, cứ việc làm sao cho nổi bật lên. Dùng những cách trang điểm khác nhau làm rõ lên. Biết đôi mắt của mình thu hút chú ý của người khác, bạn càng tự tin mạnh mẽ. Là nam và không dùng đồ trang điểm, bạn chỉ cần giao tiếp bằng ánh mắt nhiều hơn. Làm cho đôi mắt của bạn biết khôi hài, biết giao tiếp. Tin tôi đi, bạn biết mình có đôi mắt hớp hồn, người khác sẽ nhận ra mà. 4. Đây mới là răng nanh. Trước khi cho bạn làm bài tập, tôi có chuyện muốn nói. Có khuyết điểm là chuyện bình thường. Tôi có, bạn có, ai cũng có. Nhân vô thập toàn mà. Chính những điểm “bất toàn” này làm người này khác người kia, tin tôi đi, vì thế mà đáng yếu đấy. Ngạc nhiên thật, bài tập không cần bạn ghi lại khiếm khuyết của mình và phương án triệt tiêu. Bài tập gồm hai phần A và B Phần A: cố gắng tóm lược trong một câu, vì sao bạn cho rằng một tố chất nào đó là dở. Theo ví dụ của phần trên nhé: “Tôi là người ích kỷ, tôi không ưa ích kỷ, nó làm tôi buồn cả tiếng đồng hồ vì tôi đã lỡ không giúp... chuyện...” tôi không tin có khái niệm nào tố chất con người là quá xấu hoặc quá tốt. Chẳng hạn như tính ích kỷ có khi có ích, ai đó hành xử lạ lùng muốn chiếm hữu hết thời gian của bạn, tốt nhất bạn nên lắc đầu để tự bảo vệ mình. Hay tính hay giúp đỡ – được xem là tố chất tốt – nhưng nếu cứ giúp người cho đến khi bị bóc lột, đó đâu phải là tốt, rồi tự tin của bạn hư hoại theo. Tôi nghĩ không có tố chất xấu mà là không đúng nơi không hợp lúc hay sử dụng chưa hay. Phần B: hãy nghĩ lúc nào đến khuyết điểm gây hại và lúc nào giúp bạn tương trợ bạn. Một số nhược điểm là do di truyền rồi theo ta suốt đời. Chúng ta dùng chúng chung quy vì một lý do là tự vệ. Con vật và cây cỏ có những kỹ năng đặc biệt để thích nghi môi trường sống nhưng lại không biết kiểm soát các tố chất ấy. Như bạn muốn nuôi hổ trong nhà, có lúc bạn bị nó giết. May mắn thay, chúng ta, những con người, có khả năng kiểm soát hết hành vi và xúc cảm. Những đặc điểm bên ngoài bạn có thể thay đổi được, cứ làm đi thôi. Nhưng đầu tiên phải chấp nhận đã. Nếu không dễ thay đổi như trường hợp mũi to chẳng hạn – liệt kê ra vài điểm đi kèm làm bạn thấy hài lòng hơn. Nhìn nữ hoàng Hà Triệu

23

Cleopatra mà xem, cái mũi to làm cho bà gợi cảm, quyến rũ được cả hai nhân vật lịch sử đó sao. Biết được nhược điểm lúc nào làm ta khó chịu, và KIỂM SOÁT được là phần khó khăn và lâu dài – nhưng học được – của bài tập này. Bạn đã nhận diện được rồi đấy vì bạn đã viết ra thêm vào thông tin tại sao và lúc nào chúng sách nhiễu bạn. Trò chơi bắt đầu rồi, thực hành thôi! Trong giỏ xách và trong bóp lúc nào cũng đem theo tờ giấy này để tự nhắc mình nhé. Kiểm soát được cảm xúc giúp bạn có cảm giác an toàn. Khi bạn rõ con người mình vì bạn là người tự ý thức được bản thân, và kiểm soát rất tốt cảm xúc, bạn trở nên tự tin và là người toát ra được quyền năng. Ai tỏa ra được quyền năng, người ấy thu hút được kẻ khác. Đừng mất kiên nhẫn. Bạn đang đúng hướng đấy; thêm thời gian và gia vị kiên nhẫn kết quả sẽ khá lên. Trước khi ngủ, bạn nên tự cám ơn mình vì đã qua được bước khó khăn này. Vỗ vai nhắc mình thành Rôm không phải xây một ngày là xong. Tái bút: những tố chất tôi đưa ra làm ví dụ cho bạn là trong tờ giấy liệt kê của tôi đấy.

Hà Triệu

24

Chương 8 So sánh gây ra sợ hãi

Có phải tôi không được như bố mẹ mong đợi? Chắc chắc cô bạn kết quả thi cao hơn tôi rồi vì bạn ấy thông minh hơn tôi, sao mình không đươc như bạn ấy nhỉ? Cậu ấy nói năng hay ghê, nói ra ai cũng nghe theo hết. tôi mà thu hút được ai chứ. Nghe quen quá phải không? Chúng ta có thể gặp những suy nghĩ như vậy bất kỳ đâu trên đường. Nào, cùng nhau xem xét trường hợp bị so sánh nhé, ai liên đới và bạn xử trí thế nào. Tuổi còn rất nhỏ, tôi đã gặp chuyện này rồi. Thông thường chúng ta bị cha mẹ hay người thân so sánh. - Sao con không giúp mẹ như con gái cô Susan? Con không học chăm như anh được sao? Đó là những ví dụ bị so sánh trực tiếp, nhưng có một dạng bị so sánh khác không kém phần khó chịu gầy trầy da chảy máu chứ không chơi. - Trời đất ơi, sao tôi phải chịu thế này? Tôi làm gì nên tội mà vợ thì đểnh đoảng, con thì ngu ngốc? cứ vầy còn làm ăn gì nữa... Trong câu này không nhắc đến người đang so sánh, nhưng dĩ nhiên là ông bố tuyệt vời có vợ con không giống ai. Bạn có thể cho rằng đó là chuyện thường ngày, có gì to tát. Nhưng theo tôi đó đúng là giết người đấy. Lớn lên từ môi trường bạn lúc nào cũng bị xem không bằng người khác sẽ gây ra ảnh hưởng sâu sắc đến tiềm thức hay ý thức hay cả hai cho sự tự tin, sau này rất khó gột rửa. Đây là nguyên nhân sâu xa gây tổn thương thường gặp phải cho người thiếu tự tin và khó vượt qua nhất. Vì rằng nhìn bề ngoài, có vẻ như bạn đã vuợt qua, gặp may mắn và được xã hội trong vọng nhưng về đến nhà lại không bằng chị gái hay không như mẹ muốn. Mấy cảm giác bó buộc thâm căn cố đế đó như núi lửa đang tuôn trào làm bạn Hà Triệu

25

mờ cả mắt, thấy khổ sở và bản thân mình không có chút ý nghĩa nào. Chưa hết, chiếc mặt nạ bạn đang cố mang vào bị vỡ nát để lại cho bạn cảm giác hụt hẫng đầy cay đắng. Bạn làm gì đây? Câu hỏi khó đấy. Khó là vì trải nghiệm mỗi người mỗi khác. Dù cùng chung một nguồn gốc là sợ sệt. Bạn còn nhớ Yoda không? “Sợ sệt là con đường dẫn đến nơi tối tăm. Sợ sệt gây giận dữ. Giận dữ gây căm ghét. Và căm ghét gây đau khổ.” Đây là câu nói tôi thích của bộ phim Cuộc Chiến Giữa Các Vì Sao. Bạn thấy đấy không những câu nói đó đúng đắn mà ngay cả nhà thông thái Jedi cũng biết được đôi điều về bản chất con người. (Yoda và Jedi là hai nhân vật của bộ phim Cuộc Chiến Giữa Các Vì Sao) Thông thường con người sợ gì? Điều mà họ không nắm rõ. Trong trường hợp của chúng ta là những góc khuất trong tâm hồn, giá trị và cả kỷ năng. Quay lại khả năng tự biết mình nhé. Bạn đã làm bài tập chương 6 chưa? Nếu chưa, làm ngay đi. Nếu rồi, làm ơn đọc đi đọc lại cho kỹ lưỡng. Trong đó là tập hợp những gì riêng có cho bạn: đặc điểm bạn tự hào, những khiếm khuyết bạn có thể kiểm soát nếu bạn muốn để biến thành có lợi. Thực tình bạn tin rằng mình dở hơn anh trai, bạn cùng cơ quan hay cô người mẫu đồ lót trong bích chương kia sao? Đầu tiên bạn phải ý thức được giá trị của mình. Xin nhắc lại, đây là điểm khó khăn nhất làm bạn tan nát. Quan trọng là phải hoàn tất những gì tôi chia sẻ với bạn trước bước tiếp theo, vậy nên bạn phải khách quan với chính mình 100% . Sau khi bạn thấy vững vàng mới nhìn những người chỉ trích này một cách khách quan nhé. Những kẻ chỉ trích ấy có đáng tin không? Bạn nên biết có một sự thật chung nhất: ai có cái nhìn tích cực về bản thân mình người ấy không có thói quen chỉ trích, gần họ ta như được học hỏi như được chấp cánh. Còn những kẻ chỉ trích là những người cũng bị như bạn hay tệ hơn không chừng, đã ở trong “hố xí mất tự tin” lâu quá rồi (có thể họ bị công kích từ khi còn rất nhỏ) có khuynh hướng chia a xít cho những ai ở gần, đôi khi không Hà Triệu

26

ý thức cả việc mình làm; họ làm chỉ vì đó là những gì họ thấy hay bị đối xử nhu vậy. Khách quan mà nói, những người như thế đáng gì mà bạn phải buồn, họ là người thân của bạn thì cũng vậy thôi. Xác định như vậy rồi bạn không phải bận tâm nữa, chuyện đó không phải của bạn, mà là của chính họ. Vì họ sợ hãi, tức giận và không có khả năng kiểm soát được quá khứ. Tin tôi đi, khi bạn ổn định và có cái nhìn khách quan vể bản thân mình, mấy cái bóng ma qua khứ tự biến mất. Nhưng nếu đã tự đánh giá chính xác và sâu sắc mà vẫn chuyện bị so sánh là đúng, chấp nhận thôi. Không phải vì những người chỉ trích nói vậy, hay vì không đạt được kỳ vọng mà là vì BẠN nhận ra BẠN có vấn đề đang làm BẠN bất an. Tìm ra lý do bạn tin rằng anh bạn kiểm soát lười biếng, mất bình tĩnh hay căng thẳng tốt hơn mình, rồi tìm ra những điểm liên kết để cải thiện bản thân dựa vào những gì bạn quan sát từ anh trai. Đừng quên là bất cứ khuyết điểm nào cũng có thể được sử dụng một cách tích cực và có lợi. Đến đây bạn đã làm được nhiều điều vô cùng to lớn rồi đấy. Bạn nhận ra và chấp nhận có những điểm người khác tốt hơn mình, thay vì ghen ghét sợ hãi bạn lại quyết định tiến lên! Bạn thắng được con quái vật lớn nhất của chính mình! Bạn sử dụng công năng của việc bị so sánh một cách tích cực và tạo ra những khu vực riêng tư cho chính mình phát triển.

Hà Triệu

27

Chương 9 Giải phóng bạn khỏi những người khác

Chương này có liên quan đến chương trước, nhưng bây giờ tôi lại nói đến phản ứng của những người có cảm giác bất an gây ảnh hưởng đến xung quanh. Tôi sẽ trình bày ba khả năng: 1. Trong đời ai cũng đối mặt với những tình huống sau, tôi dám chắc như thế. Tình huống A: buổi sáng có người ở cơ quan khen tóc bạn đẹp. Bạn vui lắm nhưng giữa buổi giải lao bạn không còn nhớ gì nữa, tinh thần trở lại bình thường, tạm gọi là trạng thái 0. Tình huống B: sau giờ ăn trưa, bạn bị sếp khiển trách vì bài báo cáo phân tích không đến nơi đến chốn, trạng thái bạn tuột từ 0 đến – 90. Không giống như lời khen ban sáng mà bạn đã quên đi rất mau, lần nay nó cứ lẩn quẩn trong đầu bạn cho đến tối thận chí sáng ngày mai. Có người lại khen tóc bạn đẹp, bạn chẳng thèm quan tâm. Sao lạ vậy? Vì những sự việc tiêu cực hằn sâu trong trí não hơn là sự việc tích cực, bản chất của con người là vậy. Ai cũng bị vậy chứ không riêng những người thiếu tự tin. Nó lôi chúng ta xuống và hầu hết ai cũng cố gắng thoát ra. Chúng ta rơi vào cái bẫy mà tôi gọi là vòng xoắn khuất phục. Để tránh bị thất vọng, bạn cố gắng hoàn tất tiêu chuẩn của người khác, cố gắng hết sức ở trường, ở cơ quan, trong quan hệ, trong gia đình... bạn giống như con tắc kè đổi màu từng giờ. Đến lúc bạn không còn nhớ màu của mình là gì nữa; bạn không biết rằng hoàn thành trách nhiệm là điều đáng được thưởng thức trong đời sống chỉ vì sợ bị tuột đến – 90 thay vì ở số 0. Cứ thế dù bạn giả dạng tốt đến đâu, pha màu giỏi cỡ nào, bạn cũng chỉ là một con tắc kè màu xám giữa những con sói, nếu muốn tìm ra lỗi của bạn chúng sẽ

Hà Triệu

28

tìm ra ngay. Đôi lúc dù hăng hái đến mấy, chúng ta gây ra phản ứng ngược lại tuột xuống thấp hơn nữa đến – 100. Có đáng vậy không? Đừng lúc nào cũng cố hoàn thành những chuyện người khác mong muốn. Người mà bạn phải hoàn thành tất cả các yêu cầu chính là BẠN. 2. Sao bạn phải bân tâm nếu cô gái bán hàng cho rằng màu xanh lá cây không hợp với bạn, hay anh chàng, lúc nào cũng “nổ” về chiếc xế hộp của hắn, cho rằng bạn chẳng có điểm gì cho mấy cô để ý chứ? Họ biết gì về bạn mà phát biểu vậy? Bạn nghĩ màu xanh lá cây hợp thì cứ mặc! Bạn không có chiếc BMW thật nhưng nấu nướng thuộc loại có hạng và rất tâm lý. Đốn tin mấy cô là chỗ này đây. Chúng ta cứ sống trong thế giới nông cạn không còn là con người bình thường nữa. Lòe loẹt có thể hấp dẫn được một số người, có thể họ không muốn nói ra những lời làm bạn tổn thương nhưng họ chỉ biết có vậy. Hãy vui lên và biết ơn những điều làm bạn khó chịu. Có nghĩa là bạn có những giá trị bên ngoài lẫn sâu xa bên trong. Cách tốt nhất để kiểm soát những tình huống như thế, là thể hiện cho họ thấy họ tốt bụng đơn giản đến không ngờ. - Cám ơn ý kiến của bạn. Tôi vẫn thích chiếc áo xanh lá cây này ấy, rồi nói thêm chiếc, chiếc áo xanh da trời của bạn thật tuyệt. - Cám ơn ý kiến của bạn, chúc bạn may mắn với chiếc xe của mình, lần cuối tôi thấy bạn chạy xe đến chỗ làm, bạn bảo trì tốt lắm đó. Cứ theo cách này bạn sẽ làm họ bất ngờ. Bạn giũ bỏ ác ý của họ dễ dàng và cho họ thấy tự tin, tự tôn của bạn kiên định đến mức nào. Bạn đã dạy cho họ một bài học về lòng tốt. chắc chắn bạn làm họ phải suy nghĩ dù rằng không muốn. Lần tới bạn sẽ không là mục tiêu tấn công nữa đâu. 3. Ví dụ thứ ba của tôi không phải là ví dụ trực tiếp của thế giới bên ngoài ảnh hưởng đến bạn nhưng lại là hệ lụy của những suy nghĩ không phù hợp. Chỉ bằng

Hà Triệu

29

một từ thôi đó là ganh tỵ. Đơn giản là lúc nào bạn cũng thấy cỏ bên nhà hàng xóm xanh hơn nhà mình nên cố gắng làm sao cho cỏ nhà mình phải tốt hơn. Cứ tự mình hủy hoại lấy mình. Bạn tập trung hết sức vào chuyện ấy. Cố làm cho xanh lên trong khi bạn biết rõ trời đang hạn hán. Đến khi nhìn gần thì hỡi ôi! Nhà ông hàng xóm là cỏ giả. Thường người ta hay muốn mình biến thành người khác hoặc bắt chước theo họ đó chứ không tập trung vào chính mình để phát triển những tố chất bẩm sinh và tăng tối đa ảnh hưởng tích cực. Nếu sinh là mận bạn có hai lựa chọn: biến mình thành táo, thì dù tài ba đến đâu bạn cũng chỉ là một quả táo loại B, nhưng nếu muốn mình là mận bạn hoàn toàn có thể là mận loại một. Tất cả chúng ta đến thế giới này đều có mục đích cả. Hãy tìm mục đích riêng cho mình, rồi theo nó đến cùng. Hãy là người tạo ra phương hướng chứ không phải là người sao chép của người khác. Chắc chắn trong thâm bạn biết mình sinh ra để làm gì và không làm gì. Dò tìm, thú nhận rồi sống với nó. Hạnh phúc sẽ đến chỉ khi bạn biết cách sống đúng với giá trị con người mình. Giữ vững những giá trị tích cực, đừng để những điều tiêu cực làm bạn thành loại thứ phẩm. Bạn thấy mất ý chí ư? Mở lại tờ giấy gồm 4 phần bạn đã thực hành ở chương 6. Đó mới là bạn chứ không phải cô gái ở cửa hàng bán quần áo, không phải sếp lại càng không phải ông hàng xóm có cái sân cỏ giả kia. Hãy trở thành con người mà bạn theo đuổi. Tôi đã nói rồi mà, bạn đi đúng đường rồi đấy.

Hà Triệu

30

Chương 10 Năng lực hủy diệt của đánh giá

Đánh giá là một phần rất lớn trong đời người, từ mọi khía cạnh từng phút từng giây và từng ngày. Lúc nào cũng đánh giá qua những quyết định. Đó là cần thiết, bắt đầu một ngày mới phải quyết định mặc gì, chọn ngồi gần người nào trên xe buýt, cùng mấy người bạn đi uống cà phê ở đâu – tất cả những quyết định ấy đều thuộc về óc đánh giá của bạn. Tôi, bạn hay ai khác đều làm vậy, đó là thuộc tính lớn trong xã hội. Sợ bị người khác nghĩ thế này thế nọ đã làm ta bị giam hãm, mất tự tin. Tôi biết là mình có nói đến trong những chương trước, nhưng tôi tin là phải xử lý nỗi sợ này riêng ra vì đây là bức tường lớn nhất ngăn cản con người đến với đời sống không còn âu lo. Có lần tôi thấy xem ảnh trên 9GAG, một cặp vợ chồng với một con lừa và hai người đang khác đang chế giễu họ. Trong bức ảnh đầu hai vợ chồng đi kế bên con lừa – ngu vậy đấy, họ cùng đi chứ không cưỡi lừa. Trong bức ảnh thứ hai, cả hai đang cưỡi lại bị chế giễu là tội nghiệp cho con lừa phải chở nặng vậy. Trong bức thứ ba, chồng cưỡi lừa – cái thằng điên này, nó để cho vợ đi bộ. Và bức thứ tư vợ cưỡi lừa, chồng đi bộ – ha ha cái thằng cha bị vợ nắm đầu. Bạn phải chấp nhận một sự thật bất di bất dịch – bạn KHÔNG BAO GIỜ làm hài lòng hết MỌI NGƯỜI. Vậy nếu ý kiến thù địch hay phán xét nào đó động chạm đến mình trên bước đường xây dựng tự tin, bạn nên làm sao? Không phải là tờ giấy bốn phần nhé. Mà phải định lượng rồi chấp nhận đánh giá là không thể tránh khỏi, đừng cố đối đầu vì trước sau gì nó cũng đến. Bạn nên nghĩ cách xoay chuyển dựa trên tự tin của mình. Đừng mất thời gian tìm hiểu sao họ lại chăm chăm vào chuyện mình như thế. Làm sao biết được họ nghĩ gì. Và nếu thấy nhận xét của họ thiếu công tâm,

Hà Triệu

31

không hiệu lực, không giá trị thì cứ tống vào ngăn tủ dành để chứa “đống c.. của kẻ không quen biết” rồi đi tiếp. Tôi biết nói dễ hơn làm. Chính bạn chớ không ai khác là người đưa ra quyết định: dành chỗ cho cảm xúc lo lắng, bực mình hay là kiểm soát được kích động nhất thời, phân tích và ý thức được giá trị hay khiếm khuyết của mình để đưa vào đúng vị trí của nó. Dù có cho vào đâu thì bạn cũng không bào giờ thay đổi con người THẬT của mình. Ok, tôi với bạn đánh cá, xem mặt trái của vấn đề nhé. Xem thử bạn có định kiến thế nào? Tôi tin là có hiệu ứng boomerang dội ngược đúng cho bất kỳ ai – gieo gì gặt nấy. Vậy nên cẩn thận như cổ ngữ có câu kỷ sở bật dục vật thi ư nhân – điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Ai cũng có ấn tượng đầu tiên; bình thường thôi, nhưng phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi kết luận hay đánh giá. Đánh giá, chế giễu, có cái nhìn thiển cận trước khi biết rõ thực chất sẽ làm tổn thương và hủy hoại người khác. Sao họ có mùi như vậy? Sao họ lại ăn vận vậy vào mùa đông? Dễ dàng nhận xét mấy cô trang điểm qua đậm thuộc giới chị em, hay cậu con trai mặc áo khoác có nón trùm đầu là tội phạm chuẩn bị tấn công người khác. Bạn biết gì về họ đâu. Có thể cô gái ấy đang bị áp lực của một người ưa đòi hỏi, như mẹ cô ấy chẳng hạn lúc nào cũng đẹp và không quan tâm nên cô cố thu hút sự chú ý của mẹ. Cậu con trai ấy hay bị người cha dượng nát rượu đánh đập, cố che vết bầm. Cứ đánh giá hay hạ thấp giá trị đâu giúp được họ hay bạn. Đây là một số mẹo bạn có thể dùng để kiểm soát được nhược điểm nạy. Đừng tự căm ghét mình vì đã lỡ đánh giá ai đó. Bạn đâu thay đổi được nữa, gắng đừng phạm lại sai lầm. Đừng tuyên bố này nọ mà nên tỏ ra quan tâm, đừng nhìn chằm chằm mà nên mỉm cười, đừng lên án mà nên giúp đỡ. Làm bài tập này không những giúp bạn thành người tốt hơn mà dạy bạn đừng đánh giá người khác. Nên áp dụng như vậy khi bạn bị đánh giá. Đừng tuyên bố này nọ mà nên tỏ ra quan tâm, đừng nhìn chằm chằm mà nên mỉm cười, đừng Hà Triệu

32

lên án mà nên giúp đỡ. Tại sao phải tử tế với người đối xử không ra gì với mình? Vì bạn tốt hơn! Khi biết điều tốt nên nhân rộng ra. Bạn còn nhớ tờ giấy chứ: giá trị của bạn, hãy phân phát cho mọi người. Để tôi phản ánh phần 4 trong bản liệt kê nhé (tờ giấy, từ giờ tôi gọi như vậy nhé, tôi sẽ nhắc đến nó nhiều đấy). Tất cả khiếm khuyết đều có thể có giá trị nếu dùng đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng chỗ. Cả việc đánh giá cũng vậy có thể gây ra tích cực lẫn tiêu cực. Khi chọn bạn, người phối ngẫu, giáo dục hay nghề nghiệp, chúng ta đều phải đánh giá. Nhưng sẽ không là khuyết điểm nếu đánh giá đó làm cuộc đời bạn hạnh phúc hơn, tròn trịa hơn. Vậy đấy. Đánh giá rất quan trọng để biết giá trị, lợi ích của bạn chứ không phải làm cho người khác thành kẻ lố bịch.

Hà Triệu

33

Chương 11 Bóng ma của quá khứ

Qua một quãng đường dài, bạn và tôi mới đến được đây. Tôi đã trình bày nhiều chướng ngại trên bước đường xây dựng tự tin vững chắc cho bạn. Tất cả đều có điểm chung là bắt nguồn từ những trải nghiệm của quá khứ. Chắc bạn đã nhận ra mình trong một hai mẫu tôi mô tả. tôi biết bạn có ý kiến về tôi rồi đấy, bạn đánh giá tôi xấu hay tốt, ngắn gọn vậy thôi. Tốt, hy vọng bạn áp dụng tinh thần xây dựng nhé – bạn quyết định cuốn sách này đúng hay sai với bạn. Đây là thời điểm tự do thật sự bắt đầu – khi bạn CÓ THỂ tự quyết định. Bạn biết điều gì giúp mình, và có hai chọn lựa phía trước. Không gì ràng buộc bạn được nữa mà là khả năng sống những cuộc đời khác nhau. Quyết đình về những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ thế nào là quyền của bạn. Chúng ta ai cũng có hành trang cồng kềnh, nhưng có thể chọn trải nghiệm nào mang lại suy nghĩ có giá trị cho đến khi rút ra được bài học từ đó và thứ gì nên bỏ lại sau lưng. Có nhiều điều mà mỗi chúng ta mang theo từ quá khứ; cả ba cuốn sách cũng ghi không hết, tôi chỉ tập lưu ý vào những điểm chung nhất. Gia đình: đây là cộng đồng đầu tiên mà chúng ta có những trải nghiệm, nơi đó có những khuôn mẫu, thói quen tốt xấu. Những năm tháng đầu đời, bố mẹ là siêu nhân, gì họ cũng biết, chở che không để chúng ta không gặp ác mộng. Nhưng rồi lớn lên, hầu hết ai cũng nhận ra có những mâu thuẫn trong lời nói và việc là của đấng sinh thành. Chẳng hạn như: - “Đừng hút thuốc, có hại cho sức khỏe,” mẹ nói sau khi rít một hơi thuốc dài rồi mới dụi tắt tàn thuốc.

Hà Triệu

34

- “Hứa với bố, là con sống cho đàng hoàng, luôn đối xử tốt với người thân nhé,” bố nói thế buổi sáng, đến tối lại ầm ĩ với mẹ. Bố nhiếc móc mẹ, thái độ giận dữ buồn bực rồi bỏ nhà đi đến sáng hôm sau mới về. Mẹ khóc cả đêm. Đến sáng lại nói dối không việc gì, hay tệ hơn nữa trút giận hết lên đầu con cái. Không may, thường bố mẹ không là người lớn đúng nghĩa. Họ không biết cách bước vào và hình thành quan hệ nam nữ như những người đã trưởng thành. Theo đúng luật thôi: ngưu tầm ngư mã tầm mã, những người chưa chín chắn sẽ tìm đến những người non nớt. Họ cứ che đậy mãi cái thiếu khả năng bằng vẻ ngoài ngon lành, bạn đoán xem kết quả ra sao? Họ không giúp gì cho nhau trưởng thành hơn, không thấy được lỗi lầm của nhau vì người này là hình ảnh của người kia. Cả hai lại nỗ lực hay có những chiêu bài khác để cùng tồn tại. Khi cậu trai thấy quá đủ, muốn dứt áo ra đi, cô gái đang có thai làm mọi cách để níu kéo. Không vui sướng gì, song cô lại lệ thuộc vào người kia mất rồi, dù đó chỉ là anh chàng thiếu hiểu biết như chính cô. Không thể tưởng tượng được phải sống một mình, cô sợ sẽ nhận ra đời mình sao khổ sở vậy, cô chọn cách ở lại trong hố xí rồi lôi cả con cái vào theo. Tin cậy là kỹ năng thiết yếu cho bậc phụ huynh. Thiếu đi kỹ năng này, con trẻ sẽ bối rối. Trẻ em rất tinh ý, các em quan sát và thấy hết những hành vi sai trái. Cha mẹ tính cách không ngay thẳng, trong mắt các em, họ từ người hùng thành số không, không được kính trọng nữa. Tệ hơn thế, những mẫu hành vi sai trái ngấm dần vào da thịt non nớt, các em cứ vậy vô thức sao lại cho đời mình, đầu tiên là lừa dối cha mẹ sau là đến chính các em. Phát triển nhân cách đã bị định hướng sai. Đến tuổi thiếu niên, các em thành người có cảm xúc bất an, tuyệt vọng chỉ vì trong gia đình chưa từng thấy mẫu quan hệ chín chắn, đúng đắn giữa nam và nữ. Đến trường, các em thành mục tiêu cho nạn bắt nạt, khó khăn lắm mới tồn tại được, tự tin như không còn nữa. Những mẫu hành vi sai trái như đã nói, nếu

Hà Triệu

35

công lực mạnh hơn có thể biến các em vĩnh viễn thành con người khác. Ngoài kia thế giới vẫn thế, nhưng bên trong cảm giác bất an, bối rối cứ thế lớn lên. Hết tuổi đến trường. Các em đã là những thanh niên bước vào thế giới thực tế đầy hoang dã. Các em lại không dám đấu tranh bảo vệ mình, sẽ bị sói tấn công, ăn thịt. Tôi biết, nghe rất gớm guốc nhưng lại muốn tỏ rõ quan điểm của mình, nhiều người phải sống trong tình cảnh như thế. Đau, đau lắm khi bạn nhận ra, NHƯNG muộn còn hơn không, thay đổi đi thôi. Bạn kinh qua rất nhiều. Không phải lỗi bạn nếu cha mẹ hay những người có vai trò là hình mẫu của bạn sống không nhận ra đang sống trong hố xí. Nhưng bạn nhận ra! Từ giờ trở đi bạn chỉ có thể tự trách mình nếu quyết định ở lại đấy. Đương nhiện, ở lại là quyền của bạn, nhưng đừng rên rỉ gì nhé, cũng đừng chờ đợi điều gì tốt đẹp hơn. Trách nhiệm CHÍNH BẠN đấy, chứ không phải của bố mẹ, không phải của xã hội hay nhà trường. Ngoài việc học theo những mẫu hành vi sai trái, sợ bị thất bại là một chướng ngại khác trên bước đường tự phát triển. Nếu đo lường được, chúng ta có thể nói rằng đơn vị đo của tự tin là thành công. Càng nhiều thời gian đương đầu với thử thách thành công càng ngọt ngào, tưởng thưởng càng lớn, tự tôn càng cao. Thành công gì? Tôi không biết nữa – ý nghĩa với mỗi người mỗi khác. Với tôi, thành công là viết và xuất bản được cuốn sách này, còn với bạn, thành công có thể là tham gia và thắng được cuộc thi chạy đua nào đấy. Nhưng thất bại, lại có nghĩa chung cho mọi người. Cảm giác khủng khiếp, gục ngã khi bạn không đạt được mục tiêu đề ra. Còn có thứ tệ hơn thất bại, khi bạn biết mình thừa năng lực, tâm huyết mà không thử cố gắng. Có thể do bạn hèn nhát hay lười biếng mà bỏ qua. Những người đã thử qua như thất bại mau bình phục hơn vì họ biết chí ít họ cũng đã cố gắng. Lương tâm vẫn thanh thản. Người không dám thử không thể có được cảm giác này. Vì thế đơn vị đo lường của thiếu tự tin không phải là thất bại mà là sợ hãi, lười biếng hay tự chọn thái độ lờ đờ thiếu sinh khí.

Hà Triệu

36

Bạn đọc thân mến của tôi, bạn biến thành nô lệ cho sợ hãi từ lúc nào vậy? Dáng đứng hiên ngang, ước mơ, và tự phát triển năng lực của bạn đâu rồi? Bài tập của chương này không có gì ngoài việc suy gẫm thời điểm bạn chọn thái độ sợ hãi, chọn bỏ qua không cố gằng. Rồi nghĩ về nỗi sợ hiện nay của bạn và cái gì, tại sao và làm thế nào chúng gắn chặt vào bạn không để bạn tận hưởng cuộc sống bạn đáng được có?

Hà Triệu

37

Chương 12 Điên loạn vì thất bại

Thất bại là con rắn độc luôn ẩn núp đâu đây. Bạn luôn để mắt, dùng hết sức khả năng phán đoán xem nó có thể ra đòn tấn công từ đâu mà tránh. Nhưng chỉ trong một nháy mắt, bạn đã bị nó cắn, nọc độc qua vết thương tràn đầy cơ thể bạn. Nhưng bạn biết rằng nọc độc của rắn có thể chiết xuất dùng làm thuốc trong y học. Nếu dùng một liều lượng nhỏ, nọc rắn thành thuốc giải độc. Tôi muốn dùng nghĩa bóng để miêu tả thất bại. Người ta thường sợ đương đầu với thử thách gây ra thất bại mà họ chưa từng kinh qua. Họ dùng thời gian và sức lực để tránh thất bại nhưng có lúc phải học những bài học khinh nghiệm. Những bài học đó rồi đến lúc hữu ích vì thất bại sẽ nặng nề hơn trước nếu xảy ra đúng lúc. Thất bại là mẹ thành công, bạn học được từ một thất bại nhiều hơn cả từ mười thành công. Đương nhiên là không vui thú gì, thay vì rên rỉ hay đóng vai nạn nhân, bạn nên tập trung để phân tích tình hình rút ra bài học thực tiễn tránh gặp phải thất bại tương tự trong tương lai. Bạn đọc thân mến, xin hãy quay lại thất bại và thành công gần đây nhất của bạn. Nếu nhìn bằng con mắt khách quan, thất bại hay thành công đó đóng góp cho bạn trong việc tự đánh giá và hiểu biết cho bạn hơn? Có đúng là thành công đó làm bạn thỏa mãn trong chốc lát? Hay là thất bại đó lôi bạn xuống tận bùn sâu cho đến khi bạn đứng dậy, tắm gội và thấy mạnh mẽ hơn? Theo tôi chúng ta ai cũng biết câu trả lời. Bạn biết tại sao nó lại xảy ra vậy, lưu trữ thông tin bạn làm gì đúng, làm gì sai và dùng kiến thức đó tránh những thất bại cho lần sau. Trong chương trước tôi có đề cập thành công là đơn vị đo của tự tin, nhưng cũng thêm rằng thiếu tự tin là đơn vị đo của thất bại. Bạn biết tại sao không? Vì Hà Triệu

38

rằng thất bại cũng là đơn vị đo của tự tin. Đó là quá trình tự tạo. Càng nếm trải thất bại, càng sống sót và vượt lên từ những bài học bạn càng tự tin. Và càng tự tin bạn lại càng có khả năng nghênh chiến với thất bại để đạt đến trình độ cao hơn của tự biết mình và thích nghi với hoàn cảnh. Xin đừng hiểu sai ý tôi. Tôi hoàn toàn không có ý khuyên bạn liều lĩnh tìm đến thất bại. Nếu bạn nhảy xổ vào ổ rắn, bị chúng tấn công là bạn tiêu đời. Phải kiên nhẫn, chọn đúng thời điểm đối phó với từng chú rắn một. Chấp nhận thất bại là chuyện tự nhiên trong đời sống. Chúng ta gặp vô vàn thử thách trên bước đường chông gai; khi thất bại lúc thành công. Cuộc đua rất dài, chúng ta đua với chính mình. Chúng tà chỉ là con người, tính hai mặt là thuộc tính của con người: có, không; lên, xuống; thành công, thất bại là những điều học được để trưởng thành. Đừng ngần ngại hay để đừng để bị giam lại quá lâu trong một nơi chỉ vì khúc ca khải hoàn hay một thất bại có tính xây dựng. Điều quan trọng nhất là đừng gắn thêm râu ria không cần thiết cho thất bại của mình. Bạn đâu có mất bớt đi giá trị chỉ vì lúc này chưa thành công. Không có gì phải xấu hổ, ngượng ngùng hay cho rằng đã tận thế. Chỉ là một sự việc bình thường trong đời. Được rồi, bạn lấy bản liệt kê mà bạn đã viết cuối chương 6 ra đây. Có đấy chưa. Giũ sạch đi đến khi bạn chỉ còn tờ giấy trắng. Chia lại làm bốn phần. Phần đầu: ghi lại năm thất bại lớn nhất trong đời bạn, có thể là mọi thứ: chia tay, ly dị, mất bạn, thi rớt, bị đuổi việc... khi xong bạn ghi ra nguyên nhân cho mỗi thất bại, nguyên nhân khách quan từ bạn. Những điều lý ra nên làm nhưng bạn đã bỏ qua hay làm cho lố lên, nhớ trung thực đấy. Phần thứ hai: nghĩ xem bạn đã rút ra bài học gì từ những sự việc này, rồi chuyện tốt nhờ đó mà có, chuyện xấu nhờ vậy mà không xảy ra. Phần ba và bốn cứ để trống. Nhìn lại hai phần đầu. Chứng cứ những sự việc không vui này giúp cho bạn rất nhiều là không thể phủ nhận được. Trong đầu, hãy liệt kê ra những thất bại nhỏ,

Hà Triệu

39

nghiền ngẫm nhé nếu cho đến giờ bạn vẫn chưa có kết luận thích hợp thì còn lúc nào hơn lúc này nữa.

Hà Triệu

40

Chương 13 Đặt động lực tích cực cho mình

Bất luận bạn sinh ra ở đâu, hướng đi đời bạn đến lúc này là gì, bạn phải biết một điều cốt lõi: tất cả những chuyện xảy ra với bạn hoàn toàn không do bạn quyết định như bạn là ai và làm gì trong tương lai. Bạn sở hữu những tố chất cần thiết nội tại để thay đổi đời mình. Chắc bạn nghĩ tôi đang đề cập đến một câu sáo rỗng ngu ngốc chẳng ích gì cho việc làm mới cuộc đời bạn. Bạn nói có ích hay không có ích đều đúng cả - đó là lời Henry Ford và tôi. (Henry Ford là người sáng lập ra công ty sản xuất ô tô đa quốc gia Ford Motor – ND) Được rồi, tạm xem là bạn tin tôi. Suy nghĩ kế đến của bạn là “tôi đâu có đủ dũng cảm mà buớc ra khỏi đám đông, tôi vẫn còn cảm giác sợ.” Tốt. Nghe có vẻ vẻ lạ nhỉ, nhưng tốt là vì sợ ngay lúc khởi đầu của điều chưa biết. Tôi sẽ cho bạn biết ai là anh hùng, không phải là kẻ cắm đầu chạy vào lãnh địa của địch quân mà không hề có nghiên cứu gì trước. Kẻ đó bị giết chết ngay. Anh hùng là những người thận trọng, biết sợ ngay từ phút đầu, rồi nghiên cứu kỹ những lựa chọn, khả năng, ưu nhược, và địa hình của địch quân từng bước một. Anh hùng thực sự không phải là người toàn hảo, không có chỗ yếu hay bất khả chiến bại. Anh hùng đời thường là người thất bại nhưng biết đứng lên thừa nhận lỗi lầm, rút kinh nghiệm và không bao giờ bỏ cuộc. Giữ thái độ tích cực không phải lúc nào cũng dễ, nhưng hể cố gắng là đã có giá trị rồi vì bản thân nó đã là một nửa thành công trên bước đường xây dựng tự tin. Nhưng làm thế nào giữ được thái độ tích cực? có rất nhiều thói quen gây hại quanh ta đến nỗi không biết bắt đầu từ đâu. Đây là lời khuyên của tôi. 1. dập tắt những tiếng nói tiêu cực trong đầu bạn dù nhỏ.

Hà Triệu

41

Tất cả chúng ta đều có Gollum trong não (Gollum là nhân vật tưởng tượng trong Những Truyện Truyền Thuyết của Tolkien – ND). Tiếng nói rất nhỏ độc ác hàng ngày điều khiển ta làm việc này, không làm việc kia. Nhiều lắm, nhưng cuối ngày là chúng ta tự đánh giá. Chính tiếng nói trong đầu đó định trước việc gì ta có thể và không thể làm. Tiếng nói trong đầu của người có thái độ bất an không phải là tiếng nói có tích chất khích lệ. “Nè, đang làm gì vậy? Thôi ngưng đi. Đừng thử làm gì. Cô có ý tưởng gì hay như Sam đâu. Mấy năm nay, cậu Sam lúc nào cũng có ý tưởng tuyệt vời, còn cô có gì chứ, chỉ là một kẻ thất bại. Có thử cũng thế thôi” Tiếng nói ấy cứ thôi thúc trong đầu Leila. “Khiêu vũ hả? Cậu mà nhảy nhót gì, cha cậu cũng vậy thôi, cậu di truyền thiếu tài năng từ ông ấy đấy. Mọi người cứ nghĩ cậu là con ếch đang nhảy trong đầm lầy. Lạy chúa, quên đi, nghe ghê hết cả người.” Kai nghĩ. Tôi có thể liệt kê ra hàng đống. Điểm chung trong hai ví dụ là tiếng nói trong đầu nghe có vẻ thuyết phục lắm. Người càng có học, họ càng có lý do bào chữa vì sao họ không hợp với một số chuyện. Những người đó thất bại vì ngay từ đầu để cho Gollum thuyết phục họ không có khả năng thành công. Không phải tôi đang nói đến thất bại tốt có tình giáo dục mà là những thất bại 100% ê chề nhục nhã. Có những chuyện đúng ra nên làm lại không làm chỉ vì thói quen nói không. Có thể tránh được những thất bại nhỏ, nhưng đã tự tay phủi sạch cơ hội cho những thành công to lớn. Vậy đấy, làm ơn loại bỏ những tiếng nói tiêu cực! Không cần quá khứ hay môi trường phá nát đời bạn mà chính bạn xuống tay ngay lúc này đây nếu không chịu thay đổi thói quen hay tự kể cho mình nghe những mẩu chuyện khách quan, những chuyện mà có cảm tình, “cậu biết mình khiêu vũ không giỏi, nhưng chẳng có lý do gì cậu không thể không cải thiện, có thử mới biết chứ.” Dĩ nhiên tiếng nói tích cực sẽ là “cậu biết mình đang đâu mà, biết mình có thể làm giỏi hơn, thế thì đi làm đi! BẠN LÀM ĐƯỢC!” không phải dễ mà đạt đến

Hà Triệu

42

điểm này. Chỉ có thể thay đổi được nếu bạn 100% tin lời mình, vì bạn tin tiếng nói tiêu cực 100% nên bạn nghe theo nó đấy thôi. Tiếng nói tích cực cũng vậy. Nếu bạn không tin lời nói khuyến khích mình 100% , thì lúc đầu thử những việc dễ thôi. Điểm mấu chốt là thấy có thể thành công. Bạn sẽ có những phản hồi tích cực để bắt đầu mức độ cao hơn một chút. Rồi cao hơn, cao hơn...Theo cách này tự tin của bạn có cơ sở vững vàng – chậm nhưng chắc bạn tự chứng minh mình làm được hết. Nhớ luôn giữ thái độ tích cực nhé. 2. Nếu người khác làm được, sao tôi lại không? Mỗi lần gặp trở ngại tôi lại tự hỏi mình như thế. Cho tôi tự tin tôi hoàn toàn có khả năng. Nghe có vẻ lạ vì dựa trên sự so sánh, mà chúng ta đã biết không phải lúc nào cũng hữu ích. Nhưng phương pháp này chính là ngoại lệ. Ở đây không phải bạn đo lường chính mình bằng người khác mà là bằng thành công. Chúng ta có thể cắt nghĩa thêm: “thành công đã sẵn có trên sân chơi, là thứ có thể với tới được, thế nên tôi có thể đạt được.” Vài năm trước có người có người nói cho tôi nghe câu đó. Một người tôi rất kính nể, chị là hình mẫu cho mọi người vì chị đi lên từ gian khó, chị làm những điều tưởng chừng như không thể, thực hiện giấc mơ. Bây giờ đã là triệu phú, nhưng chị không ngưng ước mơ. Chị đặt mục tiêu mới cho mình mỗi ngày, sống rất giản dị. Chị nghe câu nói đầy khích lệ này từ cha mình, ông lại nghe từ ông nội chị. Câu nói đó cũ lắm rồi giống như cách ngôn vậy. Từ lúc chị cho tôi món quà tri thức đó, đời tôi bắt đầu thay đổi. Càng tin vào lời nói đó đến từng chữ thành công của tôi càng sắc nét hơn. Chính câu nói đó đã giúp tôi viết cuốn sách này. Làm nhà văn có lắm nỗi sợ. Nhỡ không ai thích hay mua sách tôi viết thì sao? Hay tôi xứng đáng chuyển tải giá trị đến người khác không? Đó tôi sợ vậy đó. Tôi bị tê liệt hết một ngày rồi viết tiếp. Rồi cuốn sách tôi đang trên tay bạn, tôi rất sung sướng thêm vào giá trị cho người khác như đang làm với bạn.

Hà Triệu

43

Quay trở lại khó khăn cho giữ ngọn lửa tích cực, cứ cho là không dễ, nhưng đó chỉ là vấn để quyết định. Bạn có thể quyết định giữ thái độ tiêu cực và là nạn nhân hay chọn chiều ngược lại. 3. Có thái độ biết ơn mỗi ngày. Đây là lời khuyên cuối trong phần làm sao giữ cho được thái độ tích cực. Mỗi sáng mai khi thức dậy, bạn nên có thái độ biết ơn, với hàng triệu lý do: mặt trời đang chiếu sáng, bạn tự biết mình hơn nhiều người, ngày thứ hai cho cuộc đời mới. Đừng mở điện thoại di động, đừng đọc tin tức cho đến khì bạn làm bài tập này. Ban sẽ thấy mình hạnh phúc hơn, cân bằng và lạc quan. Giữ thái độ biết ơn đó cho cả ngày. Bạn có gì đó hãy cám ơn, học được gì đó hãy cám ơn, đạt được gì đó cũng cám ơn. Thái độ biết ơn tạo cho bạn nguồn năng lượng tích cực mà bạn có thể dùng vào bất kỳ mục đích gì, như thay đổi thế giới của mình chẳng hạn!

Hà Triệu

44

Chương 14 Biến suy nghĩ tích cực thành sinh hoạt hàng ngày

Trong chương trước tôi đã gợi ý cho bạn bắt đầu suy nghĩ tích cực, nhưng duy trì cho đươc sự tích cực là rất cần thiết. Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn phương pháp nhé. Có nếp nghĩ lạc quan không biến cuộc sống của bạn thành tuyệt vời. Một số người cho rằng sau khi suy nghĩ tích cực đời sống của họ sẽ lấp lánh ngay. Không phải vậy, bạn vẫn gặp những vấn đề đời thường, nhưng thái độ của đã khác, mọi việc đã đổi thay. Với những người trước giờ có suy nghĩ bất an, thiếu tự tin, sau khi có suy nghĩ tích cực mọi việc mới tuyệt vời làm sao vì họ giải quyết dễ dàng với khuôn mặt luôn tươi cười. Đó là câu chuyện gà và trứng: tự tin tạo cho bạn thái độ tích cực vì bạn biết cách giải quyết, rồi đến lượt thái độ tích cực và lòng tin lại tạo ra sự tự tin. Để dẹp bỏ những tiếng nói tiêu cực trong đầu, nên biết ơn và một nếp nghĩ “tôi làm được” là cách tuyệt vời giữ cho đầu óc và hoạt động thường nhật ở tư thế sẵn sàng. Cả nhân loại đều nghiện thói quen. Chúng ta ai cũng có thói quen, không thể tránh được có những việc lặp lại từ ngày này sang ngày khác; không ngừng được, chi bằng biến những điểm quen thuộc này thành có lợi. Chúng ta nên nghiện những thói quen tích cực, thay thế những thói quen tiêu cực bằng thói quen tích cực. Nhưng thói quen đó là gì? Ngay khi thức dậy nên có ngay suy nghĩ tích cực. Gắn vào giường ngủ để tự nhắc mình cho đến khi không cần nhắc nữa, có nghĩa là bạn đã có thói quen. Đừng ghét thứ hai, mà phải tận hưởng một ngày nữa phía trước mặt, bạn có thêm cơ hội học hỏi, yêu thương và hạnh phúc.

Hà Triệu

45

Ngưng ngay thói quen than phiền! Bước ra khỏi nhà, thấy người hàng xóm là bạn than thở những chuyện không như ý, bỏ ngay phản xạ có điều kiện Pavlov ấy đi. Thay vào đó bạn chào hỏi người hàng xóm vui vẻ, chỉ cho họ thấy ngày hôm nay trời rất đẹp. Hãy nói đến chuyện vui, chuyện may mắn ngày hôm qua bạn gặp. Dĩ nhiên, họ kinh ngạc lắm và nghĩ bạn có vấn đề về thần kinh. Đến phiên họ, họ lại cố gây ảnh hưởng đến bạn bằng mấy câu chuyện tiêu cực. Có thể họ thuật lại chuyện của bạn với sắc thái bị quan hay nói bạn là kẻ như trẻ con, ngây thơ và cố làm cho bạn nhụt chí. Đừng để bị cuốn vào ảnh hưởng của họ. Cứ xem những kẻ nói chuyện này, nhận ra chuyện kia không phải là những người bạn kính trọng. Đây là việc bạn cần làm: tránh xa những con người có suy nghĩ tiêu cực! Nếu họ chưa chịu để những phương pháp tích cực của bạn tiễn chân, có nghĩa là giữa bạn và họ không còn điểm chung nào. Những con người như vậy không bao giờ giúp bạn đi lên mà chỉ xói mòn thái độ tích cực trong bạn, bạn không cần họ. Khi thay thế những tiêu cực bằng tích cực, nều muốn nói chuyện với ai đó, hãy chia sẻ với người có chí hướng giống bạn. Kể cho họ nghe niềm vui, hy vọng, tiến bộ và bạn cũng đón nhận sự tích cực của họ. Hãy tìm ra hạnh phúc trong chính bạn! Nếu bạn luôn muốn người khác tiếp đãi, khen ngợi, chúc mừng mới có đươc thái độ tích cực bạn sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc thật sự. Đừng chờ đợi bất kỳ hạnh phúc nào dù chỉ là cơ bản đến từ bất kỳ ai. Họ chỉ là người thêm gia vị, nếu bạn đang là người hạnh phúc, họ làm bạn thêm niềm vui. Nếu bạn đang giận dữ, họ đang hạnh phúc và cố làm cho bạn hài lòng có nghĩa là bạn giận dữ hơn, khó chịu hơn. Đúng thế không? Cho đến lúc bạn quyết định làm người hạnh phúc và để cho niềm hạnh phúc đó bao trùm lấy bạn. Nếu bạn muốn làm gì đó, làm ngay đi! Bây giờ là thời điểm thay đổi. Không phải ngày mai, không phải thứ hai cũng không phải tháng sau... nếu bạn muốn bỏ thói quen xấu, đừng chần chờ. Muốn ăn kiêng? Làm ngay. Muốn bỏ hút thuốc, chính tay bạn vo nát mấy điếu thuốc. Do dự đang giết chết hành động. Hà Triệu

46

Không phải bạn đã quyết định làm con người tự tin hay sao? Thực hành ngay bây giờ đi! Mấu chốt là đây: thực hành. Tất cả những điều tôi nói với bạn đòi hỏi thực hành siêng năng và nghiêm túc. Không ai qua được tất cả các bài sát hạch ngay từ đợt đầu. Đợt đầu có thể bạn rớt, rồi đợt hai, và có thể đến lần thứ tám vẫn rớt. Bạn tập trung cao độ nhưng sáng cứ mở mắt ra bạn lại có suy nghĩ tiêu cực hay tự nói mình không làm được chuyện này hay để những phản hồi tiêu cực nghiền nát bạn. Không sao hết. Chấp nhận rồi thực hành. Thất bại vào lần thứ mười có nghĩa bạn đã cố gắng thêm chín lần sau lần đầu tiên. Đừng bỏ cuộc!! Có thể lần thứ mười một là lần cuối. Thực hành vài lần không thể đủ được, bạn phải trì chí. Làm đi làm lại, đến một lúc bạn nhận ra không cần phải tập trung nữa vì rằng nó đã thành thói quen mất rồi. Thậm chí bạn không nhớ được nữa lần cuối cùng bạn không thành công khi cố giữ cho tâm trí mình tích cực. Mỉm cười đi, và cả thế giới sẽ mỉn cười lại với bạn

Hà Triệu

47

Chương 15 Bạn chính là thành tựu, và vật có giá trị nhất

Một số người không muốn gặp bất kỳ rủi ro nào, hay tham gia một dự án quan trọng vì tin rằng họ không thành công. Họ cho rằng dự án lớn này cũng có gì khác đâu. Nếu có tham gia trận chiến mà chờ thất bại thì làm sao có thành công. Tham gia thôi chưa đủ, bạn phải tin vào khả năng và làm hết sức mình, đấy mới là thỏa đáng. Tại sao bạn phải biết năng lực của mình là vậy, bạn mới có thể quyết định thấu đáo nên tham gia hay không. Tôi không tham gia cuộc thi về hóa học vì tự biết mình không có kiến thức về lĩnh vực đó, có tham gia cũng chẳng đến đâu. Nhưng tôi quyết định viết một cuốn sách dựa trên khinh nghiệm cá nhân mình và những điều tôi biết, đó là cách tôi thấy được chính mình. Bạn đồng ý không? Điểm chính là đây. Bạn phải tường tận khả năng của mình ngay lúc đưa ra quyết định. Nên chấp nhận một số lĩnh vực không dành cho mình, dũng cảm chấp nhận khả năng và chỉ thử những chuyện phù hợp kỹ năng của mình. Và khôn ngoan nhận ra sự khác nhau giữa hai chuyện này. Không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhưng tôi xin xác nhận những chuyện không biết có thất bại không đó lại là cơ hội cho bạn! Đừng hiểu nhầm ý tôi, tôi không muốn gây cho bạn cảm giác có những chuyện hoang tưởng. Có những lãnh vực đòi hỏi học hành rất nhiều và bỏ nhiều công sức mới có thành công. Tôi muốn nói đến kỹ năng bạn đang sở hữu. Chắc chắn tôi là nhà hóa học lớn nếu tôi muốn làm việc trong ngành đó, nhưng tôi không thích đến hóa học. Vậy nên, khi đối đầu những thử thách “không thể”, hãy tự vấn bạn có thực sự muốn thành công chuyện đó không? Có trì chí cho đến cuối không? Có vui sướng hay đam mê khi dồn hết thời gian tâm huyết vào đó? Nếu câu trả lời của bạn là có thì bắt tay vào việc thôi! Và làm ngay bây giờ! Có ai sinh ra mà biết Hà Triệu

48

tất cả chứ. Nếu bạn thấy thử thách là không thể, và không thích thú gì thì quên nó đi, tập trung vào chuyện khác. Đó không phải là chuyện của bạn. Còn nếu bạn gặp thử thách nhiều mạo hiểm, nhưng không giống như hóa học với tôi, tôi hoàn toàn ủng hộ bạn nên theo đuổi. Giả sử đó là một hạt giống lúa mì trên đồng nhé. Bạn muốn bỏ qua, rồi hạt giống đó khô đi, chẳng thêm gì cho đời, bạn nhặt về cho gà ăn. Hay bạn xay ra bột và làm bánh mì ăn. Bạn sống thêm một ngày, đó là thành công nhỏ cho hôm đó, hôm sau bạn bạn lại muốn thêm hạt lúa mì bạn có thể canh tác trên cánh đồng màu mỡ để lúa mì trổ hoa ra nhiều nhiều hạt nữa. Ý tôi là mỗi một thử thách là một cơ hội. Chính bạn là người quyết định xử lý ra sao. Nếu bạn cho rằng mình không thể đương đầu với thử thách vì rằng không quen với thành công, để tôi phản biện nhé. Bạn sai rồi. Nào lấy tờ giấy lần trước chia bốn phần ra đây, hai phần cuối còn để trống. Nhiệm vụ của bạn là ghi ra năm thành công lớn nhất trong đời của bạn vào phần thứ ba. Những việc bạn từng làm, những đỉnh cao mà bạn đạt được, bất cứ chuyện gì như bạn tốt nghiệp, leo lên đỉnh núi mà bạn xem đó là thử thách, hay khống chế được nỗi sợ nào đó. Chắc chắn bạn ghi đến 10, 20 hay hơn nữa những thành quả. Đó là BẠN, người thực hiện những chiến công. Giờ đây người đó vẫn là BẠN. Khi nào thấy thoải mái, bạn đọc lại, khi thấy buồn cuộc sống không động lực bạn đọc lại. Bạn chính là con người tuyệt vời mạnh mẻ từng đạt được nhiều thành quả, và có thể tiếp tục đạt nhiều hơn nữa. Chớ xem thường khả năng của mình! Bạn có thể làm nhiều hơn thế. Chỉ 2% não bộ của con người dùng hết công suất, nghĩa là hàng triệu kỹ năng, tài năng chưa được khai phá hết, và biết bao khả năng bạn chưa vận dụng. Ngày cả khi bạn không đạt được kết quả như mong đợi, hay thất bại đôi lần, không có nghĩa là bạn không thể đạt được gì và chỉ phí thì giờ. Bạn đạt được nhiều đấy chứ như nguồn thông tin mới, giá trị mới và kiên trì. Chỉ riêng không ù lì mà LÀM gì đó là bạn đã là NGƯỜI THẮNG CUỘC rồi.

Hà Triệu

49

Chương 16 Đặt ra mục tiêu

Đến chương này, có nghĩa là tiến bộ và phát triển bản thân của bạn đã vươn đến tầm cao mới. Từ đầu đến giờ chỉ là các việc chuẩn bị cho bước này. Bạn sẽ biết ngay sau đây, bước này gồm những gì. Nhưng ôn lại hết những điểm ta đã học trước khi tiến hành. Chúng ta nói về định nghĩa của tự tin là một khái niệm và tại sao lại thiết thân cho mỗi người. Chúng ta bàn về khác biệt giữa hai loại người thụ động: rên rỉ và vô thức. Hy vọng đến điểm này bạn không còn là một trong hai loại đó nữa. Chúng ta kết luận, có quá nhiều thói quen xấu, tiếng nói tiêu cực trong đầu, tự lừa dối vân vân. Bản chất của con người gắn liền với sự thực hành, không nhất thiết là những thực hành mang tính tiêu cực, thế nên nhiêm vụ của bạn là thay thế thói quen tiêu cực bằng những thói quen tích cực. Chương 6 mang tính bước ngoặt. Thay vì nhìn vào cuốn sách bạn nhìn vào chính mình; đó là cột mốc đầu tiên tự rà soát trong suốt hành trình. Bạn tập trung và đánh giá khách quan những phẩm chất và khiếm khuyết, làm thế nào thêm năng lực cho mặt tốt và “mặt xấu” mang lại ánh sáng và tri thức cho mình. Chúng ta kiểm tra YẾU TỐ NỘI TẠI có ảnh hưởng đến tự tin. Sau chương 6 chúng ta kiểm tra đến YẾU TỐ NGOẠI LAI như công năng phá hủy của so sánh, đánh giá giá trị và bản thân của sự đánh giá. Cả yếu tố nội tại và ngoại lai có nguồn gốc từ sự việc và con người của quá khứ. Những tác nhân tạo (hay gây mất) động lực là sợ hãi và thất bại. Tại đây bạn đối mặt với năm con quái vật lớn nhất khi viết ra năm thất bại lớn vào bản liệt kê. Bạn cũng khai sáng được những bài học từ đó. Chương 12 đưa chúng ta ra khỏi con đường đầy sương mù của tự nhận biết của bản thận để đến với ánh dương. Chúng ta nhận chân vai trò của nếp nghĩ lạc quan; tôi chuyển cho bạn một số mẹo dể duy trì sự tích cực. Giữ được ngọn lửa Hà Triệu

50

tích cực có nghĩa là bạn tập trung vào những điều tốt, tiềm lực, tận dụng mọi cơ hội để tiến lên từng ngày. Bạn cũng liệt kê ra năm thành tựu, là bằng chứng bạn làm đã làm được sẽ tiếp tục làm được trong tương lai. Tôi muốn điểm qua những điểm chính ta đã đọc, đã nghĩ và đã nhận ra. Tất cả là dẫn đến HIỆN TẠI. Tôi có tin tốt đây: hiện tại là kết quả cho việc bạn làm, không làm; nghĩ không nghĩ. Bạn tạo ra thế giới, hiện tại cho chính mình; chứ không phải là môi trường không phải ai khác mà là BẠN. Thành công hay không thành công đến giờ là vì bạn. Bạn tạo được ảnh hưởng đến quá trình này bằng những suy nghĩ tốt hay xấu hay bằng phản ứng tốt hay xấu đến những yếu tố ngoại lai. Ý tôi là chính bạn chứ không ai khác chịu trách nhiệm cho tình trạng hiện tại của mình. Và đây là cơ hội: bạn tạo ra và có thể thay đổi, rồi xóa bỏ những phần không thuận tiện. Bạn chính là nhà thiết kế, thực hiện ngôi nhà mơ ước cho đời mình. Còn có khía cạnh khác – thực hiện kế hoạch không cần thiết kế. Thực hiện gì? Bạn không thể có cuộc đời đẹp như mơ nếu không biết mơ ước là gì. Đầu tiên bạn phải có tầm nhìn rõ ràng bạn muốn làm gì, đạt được thành công nào hay nhận ra được gì. Phải lên kế hoạch cho từng bước. Ban đầu chỉ là bước nhỏ thôi – bạn không muốn bỏ qua bất kỳ viên đá nền tảng nào. Phần lên kế hoạch, hãy tưởng tượng đến con người bạn đang hướng đến, đang làm những việc bạn đang muốn làm. Hãy suy gẫm những điều mang hạnh phúc đến cho bạn. Để trả lời câu hỏi này dễ hơn, hãy quay lại những điều mang đến hạnh phúc trong quá khứ. Bỏ thêm công sức xây dựng mục tiêu thật rõ như vậy bạn tránh được phí thời gian như đang ở trong mê lộ do mình tạo ra. Để bắt đầu THỰC HIỆN những mục tiêu (mới tạo ra), hãy lấy ra Tờ Giấy rồi điền vào chỗ trống còn lại. Ghi lại thật chi tiết mục tiêu chính của đời mình, bao gồm các bước, sự phối hợp, và những ưu tiên như bạn tưởng tượng ra. Đừng ghi nhiều cùng lúc, tập trung mỗi lần một mục tiêu. Bằng cách hình dung và phát thảo ra mục tiêu bạn đã thổi hồn vào đấy. Hàng ngày bạn đọc, nhìn và nghiền Hà Triệu

51

ngẫm như thể nó đã là của bạn. Đến một ngày nó là của bạn –bạn biết nó là cho bạn, và vì bạn. Đơn giản vậy đấy. Bạn đã có xúc cảm. Để tôi minh họa bằng một chuyện nhỏ trong thế giới tư bản. Ý tưởng mua bán online, bạn đang mơi đến một sản phẩm bày bán qua mạng; có giá cả ngày gởi hàng cụ thể. Đây là sản phẩm bạn thích, không phải mấy loại mua và mang về nhà ngay từ siêu thị. Thế nên bạn chọn sản phẩm này, thanh toán và BIẾT có ngày gởi đến nhà cho mình. Đương nhiên, có người còn nghi ngờ – người bán hàng online không chịu gởi hàng thì sao? Họ trả tiền mà không nhận được hàng. Tốt nhất là đừng mua, họ nghĩ vậy. Thay vào đó họ theo những sản phẩm an toàn hơn mà ai cũng có thể mua ở siêu thị. Sản phẩm đó không giống hệt như họ muốn, nhưng an toàn, mua rồi mang về nhà ngay. Sau đó phát hiện ra sản phẩm chất lượng chỉ ở mức trung bình. Họ không ưng ý (hay ít nhất là không buồn không vui) về chất lượng sản phẩm và số tiền đã bỏ ra. Cuộc đời luôn có những rủi ro, nhưng có người chấp nhận. Họ đặt mua sản phẩm qua mạng, trả tiền trước, làm hết thủ tục yêu cầu. Rồi đến thời gian chờ đợi và đoán xem sản phẩm ra sao cho họ cảm giác phấn chấn vì biết rằng nay mai món hàng mơ ước đến tay họ. Dĩ nhiên ví dụ này không hoàn toàn giống như mục tiêu cá nhân, không chỉ luận ra những gì bạn muốn rồi chờ cho nó xảy ra; mà phải nỗ lực phấn đấu mới đạt được, nhưng trạng thái tinh thần là như nhau. Vì sao bán hàng trên mạng thành công là nhờ dựa vào sự tin tưởng; khách hàng biết rằng họ sẽ mua được sản phẩm. Nếu bạn tin được một shop bán hàng không quen biết trên mạng thế tại sao bạn lại không tin được chính mình?

Hà Triệu

52

Chương 17 Đặc ân đầy may mắn: táo bạo

Trong đời mình, tôi cứ nhiều lần tự hỏi đâu là khác biệt giữa những người thành công và không thành công. Có người giống vua Midas (vị vua truyền thuyết của Hy Lạp – ND) họ chạm tay vào đâu đều biến chúng thành vàng, nhưng có người đặt vàng vào tay họ cũng chẳng được tích sự gì. Chúng ta cứ chọn hai người có điểm tương đồng về khả năng bẩm sinh, cơ hội như nhau, lớn lên trong cùng một điều kiện, điều gì khiến họ khác biệt? Đó chính là QUAN ĐIỀM. Quan điểm của cá nhân tạo ra khác biệt. Đó chính là thứ “vũ khí” duy nhất bên trong vòng cương tỏa mỗi cá nhân mà không chịu ảnh hưởng bất kỳ ai và bất kỳ thứ gì khác; quan điểm hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Đây là dụng cụ trọng yếu nếu được đặt vào môi trường tích cực bạn thành công là điều dễ hiểu. Ngược lại nếu bạn chọn lấy hướng tạo ra rào cản thì cuối cùng nó sẽ bị hạn chế. Bạn duy trì ngọn lửa lạc quan qua đời sống thường nhật, chính nó tạo cho bạn một quan điểm tốt hơn. Hay như bạn quyết định có quan điểm đúng đắn cho những mục tiêu mong muốn, cho toàn môi trường xung quanh, thay đổi lớn này từ tấm lòng giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn. Bạn tiếp cận từ phía nào hoàn toàn không thành vấn đề, kết quả đều như nhau. Điều cốt lõi là nếu quan điểm bạn không thay đổi thì cuộc sống sẽ không bao giờ thay đổi. Làm thế nào thay đổi quan điểm? Không đơn giản như 2 x 2, nhưng có những phương pháp đã được chứng mình rằng có thể sử dụng nhanh chóng. Tốc độ tùy thuộc vào bạn tin vào bản thân thế nào, tập trung ra sao khi bị người ngoài lung lạc. Trước hết phải học cách tự yêu mình. Không tự yêu được mình, bạn không thể nào tin vào bản thân mình 100%. Nền tảng là tự yêu mình. Giờ bạn đã biết điểm mạnh điểm yếu, thành công thất bại, đâu là bài học to lớn biến bạn thành con Hà Triệu

53

người như bây giờ. Chấp nhận nó thôi. “Bạn” ngày hôm nay chính là chất liệu tốt cho việc kiến tạo nên con người mong muốn trong tương lai. Tất cả tùy thuộc vào mục tiêu về nhân cách của bạn có hoàn thành không. Tại sao tự yêu bản thân mình lại quan trọng đến vậy? Vì bạn không thể cho đi cái bạn không có. Bạn sẽ không bao giờ có thể yêu ai được hơn bản thân mình nếu bạn không đánh giá đúng về mình; bạn sẽ có tính khí thất thường, cảm thấy bất an và lan ra cả môi trường xung quanh. Bạn không thể vui vẻ với thành công của người khác vì suy nghĩ đầu tiên đến với bạn là ghen tỵ – “ Bao giờ mình mới được vậy nhỉ?” hay “Bao giờ họ mới chúc mừng mình như bạn mình nhỉ?” ghen tỵ là cảm giác cay đắng gây ra so sánh, lo lắng, tự ghét mình và buồn rầu. Đó là tình yêu sao? Đúng vậy không? Nếu bạn yêu mình, bạn sẽ hạnh phúc với người bạn đời, thành công của bạn bè vì chính họ tạo cho bạn cảm hứng. Dĩ nhiên không thiếu những câu chuyện thành công của chính bạn, vì nhờ vào quan điểm tích cực giúp bạn quý trọng điều nhỏ nhặt nhất, và sự biết ơn là tố chất cần thiết cho thành công. Những con người thành công quanh bạn chính là nguồn động năng rất lớn. “Anh ấy thành công, ôi tự hào quá! Tôi phải tự mình thử nghiệm. Anh có thể cho mình lời khuyên, may mắn biết bao khi có anh ở bện cạnh.” Nghe khác ngay. Bạn cũng phải biết luật tôn trọng. Không ai tôn trọng bạn bằng chính mình. Tự tôn trọng mình sẽ tỏa ra xung quanh. Mọi người cảm nhận được qua lời nói, hành động và cử chỉ, họ biết họ có thể sử dụng bạn như công cụ cho mục đích riêng của họ hay không. Những người tự tôn và tự biết mình sẽ không bao giờ dám làm thế cho dù tự tôn của bạn lớn hay nhỏ. Đó cũng là thứ vũ khí mà người có đầu óc hẹp hòi dùng để đối phó với đau khổ của họ qua việc ban phát cho người khác. Bạn thể hiện được tự tôn họ không bao giờ dám tiếp cận bạn. Không nên quan tâm đến phản hồi của thế giới bên ngoài. Đừng để tình yêu bản thân, tự tôn lệ thuộc vào ý kiến của người khác. Bạn là người có giá trị, đáng yêu đáng được người khác kính trọng cho dù không phải ngày nào cũng nghe như thế hay tệ hơn nữa là nghe ngược lại (đa phần là gián tiếp. Ký sinh trùng Hà Triệu

54

không xâm nhập trực tiếp vào túc chủ) “Nếu bạn sống bằng lời khen của kẻ khác, có lúc bạn sẽ chết vì bị kẻ đó công kích” câu nói này vẫn còn vang lên trong tai tôi, một người bạn đã nói thế cách đây ít lâu khi tôi bị tụt vào giai đoạn thụ động “rên rỉ.” Từ đó tôi nhận ra những người tự tin phân tích phản hồi theo cách họ muốn. Nếu ai đó bảo tôi không siêng năng, không học được trường y, tôi có hai lựa chọn. Một là nghe theo ý họ rồi không theo trường y, hai phân tích chính người đưa ra ý kiến đó chính là anh sinh viên hạng C, nhận xét của anh ta không dành cho tôi mà. Họ tin chính họ không có khả năng rồi chuyển sang cho tôi. Những người thất bại thường hành xử như vậy. Có người lại nghĩ người yêu bản thân mình, tự tôn dễ biến thành ngạo mạn. không đúng. Ngạo mạn là phức cảm tự ti, có người nhầm lẫn với tự tin chứ thật ra không phải là tự tin. Hãy tự yêu mình, tự tôn và tin tưởng bản thân. Bạn không làm thế thì không ai làm cho bạn. Bạn cần phải nối kết các yếu tố này với bài tập buổi sáng sau khi thức dậy: “tôi yêu tôi, tôi tôn trọng tôi, tôi tin tưởng tôi, hôm nay sẽ là một ngày tươi đẹp.” Chẳng có vẻ gì có ích cho bạn nhưng tin tôi đi, bạn nhắc đến lần thứ năm bạn sẽ thấy trái tim mình ấm lên, tay bạn có cảm giác lăng tăng, tâm trạng hưng phấn lên trông thấy. Bạn có công nhận đây là bước quan trọng không? Chắc chắn là thế, vạn sự khởi đầu nan. Nhưng bạn biết mà, đặc ân đầy may mắn đó là sự táo bạo. Nếu bạn biết mình là ai, mục tiêu của mình là gì, toàn vũ trụ này thành lợi thế của bạn. Xin kết thúc chương này với câu nói của W. Clement Stone: “cứ nhắm đến mặt trăng. Nếu chệch mục tiêu thì chí ít bạn cũng trúng vì tinh tú nào đấy.” Quyết định trong tay bạn, luôn luôn là thế. (W. Clement Stone người Mỹ, là một thương nhân, một nhà từ thiện và là tác giải nhiều sách tự hoàn thiện bản thân)

Hà Triệu

55

Chương 18 Trau dồi là nguồn gốc của tri thức

Chúng ta đã qua hành trình rất dài để đến đây, nhưng chưa phải là điểm kết. Như tựa của chương này, chỉ đọc một lần suy gẫm một lần là chưa đủ. Bạn cần theo sát hướng dẫn, thực tập và ứng dụng những gì đã học. Bạn phải liên kết chặt chẽ với sinh hoạt thường nhật dù không cần lúc nào cũng chú ý, bạn cũng không nên quên những phần tiêu cực và những cạm bẫy có thể xảy ra. Vì thế tôi quyết định cùng ôn lại 17 chương đã qua để đến được đây và có con người bạn hoàn toàn mới mẻ. Nếu bạn không rõ điểm nào trên bước đường tìm kiếm thành công, hay bạn muốn thêm sinh khí cho một số phần của cuốn sách, chỉ cần vào chương này và kiểm tra nằm ở đâu. Chương 1 là chuyện cá nhân tôi; cao trào của tình huống và cách tôi giải quyết. Phải dọn đi xa, cô đơn và những chuyện không có trong dự định, tôi phải loại bỏ hết để là tôi hôm nay. Những khó khăn đó chính là những người thầy dạy cho tôi biết: người bạn thân nhất của tôi là chính tôi, phải biết yêu thương bản thân mình, trước khi người khác yêu mình. Chương 2 chúng ta khám phá tự tin, một trong những đồng minh quan trọng trên con đường tự nhận ra bản thân mình. Có người còn không biết được cả ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Tự tin là khác biệt giữa người thành công và không thành công cho dù họ có cùng cơ hội và khả năng. Chương 3 chúng ta làm quen với những cạm bẫy nội tại thông thường ngăn cản chúng ta có được một đời sống và tự tin như hằng mong muốn. Tôi giúp bạn phân biệt hai loại thái độ thụ động: rên rỉ và vô thức. Đương nhiên, không chỉ có hai loại này, nhưng đó là nguyên mẫu. Chương 4 thảo luận công năng hủy diệt của thói quen xấu. Tôi cũng đã đưa ra so sánh đầy hình ảnh giữa tự lừa dối và hố xí. Tôi vẫn còn cảm giác lẫn lộn về

Hà Triệu

56

ví dụ đó, nhưng tôi cố ý gây sốc cho bạn, bạn đọc thân mến. Một ví dụ khó nghe có tác dụng nhiều lần hơn lời an ủi chí tình cho một khởi đầu. Chương 5 tôi mở rộng những ý tưởng của chương trước, tập trung vào tầm quan trọng của sự thức tỉnh, và gợi ý rằng mở mắt sau một thời gian quá lâu trong bóng tối không dễ dàng gì, gây đau đớn, tốn thời gian và gây khó chịu nhất thời. Chương 6 trình bày một chướng ngại khác từ bên trong, đó là mặc cảm tội lỗi. Tình trạng âm ỉ này có thể làm tê liệt cả người mạnh mẽ nhất, những người lính can trường nhất hay những bác sỹ có kỹ năng nhất, nếu như nó không được nhận diện đúng đắn. Điều cốt lõi, phải hiểu đó hoàn toàn không là xúc cảm bẩm sinh vì thế có thể tránh được. Ý thức mạnh mẽ về bản thân mình và công bằng có thể dễ dàng xác nhận khác biệt giữa cảm giác tội lỗi gây ra hành động thiên vị và ngược lại hành động thiên vị gây ra cảm giác tội lỗi. Chương 7 là chương viết bản liệt kê, tôi hy vọng bạn luôn mang theo bên mình phòng khi hữu sự. Bản liệt kê là bằng chứng cho sự tự tin của bạn, các giá trị nguyên phát, khuyết điểm và hướng dẫn làm cách nào bạn kiểm soát được cả hai. Bao gồm những bài học rút ra, những thành quả tuyệt vời, cùng với mục tiêu lớn cho tương lai. Và xin nhắc lại: “không có chuyện xấu mà chỉ là không đúng lúc, đúng nơi và đúng liều lượng.” Chương 8 tôi nhấn mạnh những yếu ngoại lai gây ảnh hưởng. Trước hết là sợ bị so sánh. Đây là hiện tượng phổ biến và rất khó kiểm soát. Chương 9 trình bày vấn đề tương tự như chương 8, nhưng nhấn mạnh những tổn thất có thể do ý kiến của người khác gây ra, và giải pháp cho phản ứng nhanh, dí dỏm. Chương 10 về xử lý vấn đề đánh giá, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống chúng ta. Chương được chia thành hai phần, phần đầu trình bày những cách bạn bị đánh giá và phương pháp kiểm soát, phần hai nêu bật sự thật bạn cũng có thói quen đánh giá, nhưng những quyết định hằng ngày đó là những đánh giá mang tính hữu ích, tiện dụng. Khuynh hướng phán xét phải được kiểm soát.

Hà Triệu

57

Chương 11 dẫn chúng ta trở lại quá khứ nơi chúng ta bị tổn thương. Tổng quan lại, và tìm ra câu trả lời, loại bỏ những phiền muộn xưa cũ là việc làm có ý nghĩa. Sau những bài học rút ra, quan trọng là tiến lên chứ không dừng chân, không tiêu phí quá nhiều thời gian ở đó. Chương 12 mang đến ông ngáo ộp lớn nhất; thất bại. Trong chương này tôi trình bày thất bại là ánh sáng là người bạn tốt, người thầy giáo vĩ đại và là đơn vị đo lường cho thành công. Chương 13 là con số may mắn trong trường hợp của chúng ta vì từ đây chúng ta hướng về phía trước. Bạn và tôi đối phó với nỗi lo sợ và chỗ yếu của bạn. Từ chương này chúng ta tập trung xây dựng tự tin vững vàng, đặt bạn vào hướng đi đúng đắn đến cuộc sống đầy hạnh phúc. Bạn nhận được những mẹo để bắt đầu một lối sống tích cực. Chương 14 bạn có thêm lời khuyên để có lối sống tích cực lâu dài mà bạn vừa mới bắt đầu. Xin nhắc lại tựa của chương cuối: Trau Dồi Là Nguồn Gốc Của Tri Thức khẩu hiệu này đúng cho cả việc bạn xây dựng một lối sống tích cực. Chương 15 giúp bạn hiểu rõ thành công to lớn nhất của bạn cho đến nay. Chương này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm thử thách mới và cho bạn hướng dẫn để nhận định rõ ràng hơn. Chương 16 là chìa khóa đến đời sống thành công. Xác định mục tiêu là kim chỉ nam cho tương lai. Đầu tiên là thiết kế tương lai, xong bước này bạn mới có thể tập trung vào thực hiện. Chương 17 cấp cho bạn thực phẩm dự trữ cho hành trình. Lưu ý bạn đến tầm quan trọng của quan điểm. Quan điểm là đơn vị đo cho tốc độ và chiều sâu của thành công. Chương này nhắc đến tuyên bố của tôi trong chương đầu – hãy là bạn tốt của chính mình! Yêu, tôn trọng, và tin vào bản thân, và không ai ngăn cản được bước tiến của bạn!

Hà Triệu

58

Lời cuối

Bạn đọc thân mến, cuộc đời quá ngắn có gì mà không hạnh phúc. Cuộc đời quá ngắn không thể sống chỉ để cảm nhận người khác. Tự tin, yêu bản thân mình, và quan điểm tích cực là những điều không liên quan đến tuổi tác. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn còn trẻ quá hay đã quá lớn tuổi mà không thay đổi được. Có thể bạn nghĩ mình đang leo lên một ngọn núi cao nhất, và mọi chuyện không có gì thuận lợi: niềm tin, gia đình, bạn bè. Đừng tin vào ai đó khi họ nói bạn không làm được hay chỉ tốn thì giờ. Cố gắng hết sức bao giờ cũng có ích nào đó. Thay đổi là hằng tính cho đời sống, và nếu bạn thay đổi, đương nhiên tại sao không phải là quyết định đúng đắn chứ? Tôi viết cuốn sách này dựa trên kinh nghiệm cá nhân, những trở ngại và sức mạnh đã cho tôi thêm động lực trên bước đường tự nhận ra bản thân mình. Mong rằng bạn gặp những may mắn trong hành trình, hy vọng bạn dùng những lời khuyên của tôi để đạt được mục đích. Xin bạn đọc đi đọc lại những điểm mà bạn đã nhận định được. Khi bạn đạt được tiến bộ bạn sẽ thấy lời khuyên của tôi có ý nghĩa, hữu ích và mọi tiêu cực không còn là giới hạn nữa. Khi thực hiện bạn sẽ có những lỗi lẫm. Yên tâm, không ai thành công ngay lần đầu. Đừng bỏ cuộc mà phải trì chí, có mục tiêu, dẹp bỏ chướng ngại phía trước! Nhớ rằng bất cứ thành công nào cũng đòi hỏi thời gian, bạn nên kiên nhẫn. Từng ngày, bên ngoài cái hang có vô vàn hướng đi, thêm một ngày là để học những điều mới lạ. Hãy trải lòng với sự thật, với hiện tại và tin rằng những quyết định chân thành ngay phút này sẽ đưa bạn đến tương lai hằng mong đợi. Tôi tin vào bạn!

Chào bạn Zoe

Hà Triệu

59